Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?
Theo quan niệm dân gian, việc dùng cá chép giấy hay cá chép thật không quá quan trọng, chỉ cần có là được. Điều quan trọng nhất trong lễ cúng này chính là lòng thành tâm của gia chủ, chỉ cần gia chủ thành tâm thì thần linh cũng sẽ linh ứng.
1. Tại sao cúng ông Công ông Táo bằng cá chép?
Hàng năm ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân về trời, nhà nhà lại làm lễ cúng ông Công ông Táo. Cũng giống như các lễ cúng khác, mâm lễ cúng Táo quân có đủ lễ chay và lễ mặn, song có 1 điều đặc biệt khác hẳn với các lễ cúng kia là cá chép.
Tại sao trong lễ cúng này lại có sự xuất hiện của cá chép mà các lễ cúng khác lại không cần đến. Đó là bởi theo quan niệm xưa, các Táo về trời cần phải có “ngựa” – có phương tiện để đi lại.
Sở dĩ chọn cá chép làm “ngựa” cho các Táo là vì cá chép mang tính âm, thuần nhất với tính âm của mặt trăng nên có thể bay lên. Hơn nữa, trong dân gian từ xa xưa đã có những câu chuyện về “cá chép vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Trong các loài sống trong nước, duy chỉ có cá chép là có thể biến thành rồng mà bay lên trời thôi.
2. Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay cá chép giấy?
Đây là câu hỏi của rất nhiều gia đình khi làm lễ cúng Táo quân. Vì nhiều lý do mà có gia đình chỉ thuận tiện để dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy nên không khỏi băn khoăn vì e ngại làm sai, cúng lễ sai thì bị thần linh quở trách.
Nếu gia đình ở chung cư hay các khu đô thị có quy định nghiêm ngặt về an toàn cháy nổ, hạn chế đốt đồ vàng mã thì chỉ có thể dùng cá chép thật để làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Với những gia đình sống ở thành thị hoặc ở những nơi không có ao hồ gần nhà thì việc đi thả cá chép thật là chuyện khá khó khăn. Đã có nhiều trường hợp đi xa nhà thả cá mà gặp phải tai nạn giao thông do đi vào trời tối muộn, tầm nhìn kém.
Cũng có trường hợp tuy gần ao hồ sông suối nhưng không có bậc thang, thềm đi xuống để thả cả mà thả cá từ trên cao khiến cá bị choáng, sốc hay ném cả túi nilon đựng cá xuống sông suối thì cũng không tốt chút nào. Lại có người vì đi xuống bờ sông thả cá mà trượt chân sảy ngã….
Chính vì tránh những chuyện không may xảy ra lúc cuối năm Tết đến Xuân về, nhiều gia đình lựa chọn dùng cá chép giấy để cúng Táo quân. Sau khi thực hiện xong lễ cúng, thay vì đi thả cá thì có thể mang cá chép giấy đi hóa cùng với đồ vàng mã, mũ áo Táo quân.
Việc thả cá chép thật mang tính chất hướng thiện, theo phong tục thả phóng sinh của người Việt. Tùy theo điều kiện gia đình, có thể cân nhắc dùng cá chép thật hoặc cá chép giấy cho lễ cúng 23 tháng Chạp.
Theo quan niệm dân gian, việc dùng cá chép giấy hay cá chép thật không quá quan trọng, chỉ cần có là được. Điều quan trọng nhất trong lễ cúng này chính là lòng thành tâm của gia chủ, chỉ cần gia chủ thành tâm thì thần linh cũng sẽ linh ứng.
Các Táo nhận được lễ vật, có “ngựa” để lên chầu trời, sẽ bẩm tấu với Ngọc Hoàng về tình hình trong năm vừa qua và cầu xin cho gia chủ được phù hộ năm mới sung túc, bình an.
Xem thêm nội dung liên quan
3. Cúng ông Công ông Táo cần mấy con cá chép?
Như vậy, việc cúng Táo quân cần đến cá chép chắc hẳn các bạn độc giả đều đã hiểu, nhưng có 1 câu hỏi nữa, đó là cần mấy con cá chép trong lễ cúng ông Công ông Táo.
Theo tích xưa kể lại, Táo quân gồm 3 vị, 2 Táo ông và 1 Táo bà. Cũng có nơi cho rằng 3 vị Táo quân ở đây là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ, chuyên coi sóc chuyện trong nhà của gia đình. Tuy nhiên, dù theo tích nào thì số lượng các Táo cũng là 3 vị.
Khi sắm sanh đồ lễ, gia đình cần có đủ 3 bộ mũ áo cho các Táo. Tương tự, khi sắm cá chép giấy thì cũng nên có 3 con cá chép giấy. Chớ nên mua quá nhiều cá chép giấy hay đồ vàng mã, làm thế không chỉ tốn tiền hao của vô ích mà còn có hại cho môi trường sống của chính chúng ta nữa.
Với những gia đình có điều kiện mua cá chép thật cũng vậy, có thể chỉ dùng 1 con cá chép, cũng có thể mua nhiều hơn, nhưng nhiều nhất chỉ nên là 3 con. Cá chép cũng không quan trọng to hay nhỏ, chỉ cần cá khỏe mạnh là được.
Lễ cúng nào cũng vậy, điều quan trọng nhất là lòng thành tâm của gia chủ. Mâm cao cỗ đầy làm cũng chỉ để người khác nhìn vào, lễ vật cũng vậy. Thần linh không nhìn vào đồ lễ để đánh giá lòng thành của gia chủ.
Các gia đình nếu có điều kiện mua nhiều cá để thả phóng sinh là điều tốt, song cần chú ý thả cá đúng cách, sao cho cá sống được trong môi trường tốt. Tuyệt đối không thả cá kèm túi nilon, cũng chớ thả cá ở những nơi mà nhìn thấy rõ có người đang chực chờ để vớt cá lại. Nhìn chung cần cẩn thận kẻo thả cá phóng sinh không đúng cách là tạo thêm nghiệp để hiểu chi tiết về việc phóng sinh cá đúng cách, biết mà tránh tạo ác nghiệp.
Cũng như khi làm lễ cúng, việc thả cá phóng sinh cũng cần làm với lòng thành kính, chớ nên qua loa lấy lệ mà mất đi nét đẹp của phong tục truyền thống.