Mẹo vặt

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Kiên Trung30/01/2024 22:28

Cúng ông Công, ông Táo là nét truyền thống văn hóa tốt đẹp xưa nay của gia đình Việt, nhiều gia đình sắm sửa mâm cỗ cúng rất thịnh soạn với đủ món nhưng cũng có nhiều gia đình lại chỉ cúng đồ chay. Vậy nên cúng ông Công, ông Táo bằng đồ mặn hay đồ chay là phù hợp hơn?

1. Chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo

Trước khi Táo quân lên thiên đình, các gia đình thường chuẩn bị mâm cúng long trọng, mong ông Công, ông Táo có thể nói tốt cho mình trước mặt Ngọc Hoàng.

Mâm cúng ông Công ông Táo có thể được chuẩn bị sao cho phù hợp với điều kiện của từng gia đình, không cần lúc nào cũng phải cầu kỳ, có thể cúng chay hoặc mặn.

Mâm cúng chay cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng chay gồm các món: canh thập cẩm rau củ hoặc cay măng chay, nem rau củ, đậu phụ sốt nấm cay Tứ Xuyên, giò chay, chả chay, chạo nấm, xôi, chè, nộm, xào thập cẩm rau củ. Hoặc đơn giản hơn, các bạn có thể dùng các món: 1 mâm ngũ quả, 3 bát chè, 1 đĩa xôi, hoa tươi, nước, nến đỏ và 3 “ông” cá chép sống.

Gợi ý mâm cỗ chay
Mâm cúng chay cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng mặn cúng ông Công ông Táo

Mâm cúng mặn cúng ông Công ông Táo thường gồm: 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, gà luộc hoặc 1 khổ thịt vai gáy luộc, 1 bát canh, 1 đĩa xào, 1 đĩa giò, 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống), 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa, 1 tập giấy tiền, vàng mã.

Gợi ý mâm cỗ mặn
Mâm cúng mặn cúng ông Công ông Táo

Tùy vào từng vùng miền mà các món ăn có mặt trong mâm cúng có thể thay đổi để phù hợp hơn.

2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cơ bản

Mâm cúng ông Táo cơ bản, truyền thống bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 3 chén rượu
  • Thịt heo luộc
  • Gà luộc hoặc quay
  • Đĩa rau xào
  • Hành muối
  • Xôi gấc
  • Giò heo
  • Canh mọc
  • Cá chép nướng (ở miền Nam thường cúng cá lóc nướng)
  • Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,...
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
Mâm cúng ông Công ông Táo

Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo được đơn giản khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.

Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản 3 món là đã được. Đặc biệt, mâm cúng ông Táo ở ba miền đều có đặc trưng riêng.

3. Đặt mâm cúng ông Công ông Táo ở đâu?

Theo quan niệm dân gian, mâm cúng ông Công ông Táo nên đặt trong khu bếp, khi cúng nên bật bếp lên để có hơi ấm tỏa ra. Nhưng ngày nay vị trí đặt mâm cúng trở nên đa dạng hơn, có người thắp hương tại bàn thờ gia tiên hoặc lập bàn thờ Táo Quân riêng biệt.

Nếu không có ban thờ riêng Táo Quân thì các gia đình có thể làm lễ cúng Táo Quân trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách của nhà. Trên bàn cúng nên trải vải đỏ.

gocdoday.com-wp-content-uploads-2024-01-_1-37.jpg
Người xưa quan niệm mâm cúng ông Công, ông Táo nên đặt ở khu vực bếp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục, thắp 9 nén hương và quỳ xuống lễ 9 lễ.

Lễ cúng thường diễn ra từ ngày 22 tháng Chạp hoặc trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Gia chủ chờ hương cháy 1/3 là đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.

Xem thêm nội dung khác

Kiên Trung