Giá sầu riêng ngày 13/1: Đơn hàng dồn dập, xuất khẩu sầu riêng hướng tới mục tiêu 3,5 tỷ USD
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 16:36, 13/01/2024
Cập nhật mới nhất giá sầu riêng hôm nay 13/1
Giá sầu riêng hôm nay 13/1/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang. Hiện tại, giá sầu riêng Ri6 đẹp tại khu vực miền Tây Nam Bộ đang được áp dụng mức giá là 105.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, giá sầu riêng Thái đẹp cao nhất là 154.000 đồng/kg. Giá sầu riêng Ri6 ở mức 85.000 – 105.000 đồng/kg...
Cụ thể, giá sầu riêng tại vườn hôm nay: Sầu riêng Ri6 ở mức 85.000 – 105.000 đồng/kg; giá sầu riêng Thái ở mức 135.000 – 154.000 đồng/kg; sầu riêng Musangking giữ mức 160.000 – 190.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm naytại khu vực miền Tây Nam bộ: Chủng sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô đạt 85.000 – 105.000 đồng/kg, sầu riêng Ri6 đẹp đứng ở mức 102.000-105.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 151.000 – 154.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 1350.000 – 139.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực miền Đông Nam bộ: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô có mức giá thương lái thu mua 85.000 – 102.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp ở mức 150.000 -152.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô đứng ở mức 135.000 – 137.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng hôm nay tại khu vực Tây Nguyên: Giá sầu riêng Ri6 đẹp và sầu riêng Ri6 xô ở mức giá thương lái mua 85.000 – 102.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp có mức 150.000 -152.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô ở mức 135.000 – 137.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảnggiá sầu riêng hôm naytham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 13/1. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Ngay từ những ngày đầu năm mới 2024, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc đã nhộn nhịp. Dự báo, xuất khẩu sầu riêng có thể đạt 3,5 tỷ USD trong năm 2024.
Hiện 90% sầu riêng loại ngon của Việt Nam đã xuất khẩu qua Trung Quốc. Tuy nhiên xét theo tổng lượng nhập khẩu của thị trường 1,4 tỷ dân, thị phần của sầu riêng Việt Nam mới chỉ chiếm 5%, còn lại là hàng Thái Lan và Malaysia. Do đó ngành sầu riêng của Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng và thị phần có thể ở mức 40% tại đây trong vòng 5 năm tới.
Nhiều người Trung Quốc chưa được ăn sầu riêng, nhiều tỉnh ở Trung Quốc chưa có sầu riêng, đó là cơ hội rất lớn cho Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, dung lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới. Các doanh nghiệp kỳ vọng việc hợp tác chặt chẽ giữa hai nước sẽ tiếp tục mở cửa các mặt hàng rau quả Việt Nam, thúc đẩy nhanh quá trình cấp thêm nhiều mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, tạo điều kiện cho nông sản Việt tiếp tục bùng nổ và chinh phục thị trường tỷ dân này.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho rằng, cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường khác nói chung còn rất lớn. Đặc biệt, các quốc gia trồng loại trái cây này chỉ thu theo mùa vụ, trong khi nước ta được thu quanh năm. Đây chính là thế độc quyền của sầu riêng Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đi vào thực thi giúp vận tải biên giới thuận lợi hơn. Do đó, việc Việt Nam tăng cường xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Từ đó, sầu riêng Việt Nam có giá thành cạnh tranh hơn so với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan.
Năm 2023 kim ngạch sầu riêng của nước ta ước đạt 2,3 tỷ USD. Sang năm 2024, sản lượng sầu tăng cao, được cấp thêm nhiều mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu thì kim ngạch có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD, Hiệp hội rau quả Việt Nam dự báo.