Kinh tế

Điện mặt trời cho trường học Việt Nam: Lợi ích lớn chờ khai thác

Lê Phước 28/12/2023 10:29

Tại Việt Nam, điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) phát triển mạnh trong vài năm gần đây, nhưng chỉ tập trung ở khu vực thương mại, công nghiệp, dân cư. Đối với khu vực trường học, ĐMTMN còn khiêm tốn, nhưng nếu áp dụng - đặc biệt cho các trường vùng sâu, vùng xa - điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích.

bia-lam-lai(1).jpg
tit-2(2).jpg
sapo-3-.jpg
mat-troi.jpg

xen-1(1).jpg

Thầy giáo Đậu Xuân Tuất, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) cho biết, vào thời điểm lắp đặt hệ thống ĐMTMN cho trường học này, điện mặt trời (ĐMT) là điều gì đó xa lạ cả thầy và trò. Bởi khi đó, số cơ quan, đơn vị và người dân lắp ĐMT trong vùng chỉ đếm trên đầu ngón tay.

(Audio: Ý kiến thầy Đậu Xuân Tuất, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông)

Có thể hiểu được sự xa lạ của thầy, trò Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi với ĐMT. Bởi ngay cả số trường được lắp đặt ĐMTMN toàn quốc những năm qua chắc chỉ khoảng vài chục và phần lớn số này thuộc hình thức thí điểm hay tài trợ.

Đơn cử như Trường THPT Hoàng Hoa Thám và Trường THCS Nguyễn Huệ tại TP. Đà Nẵng. Tháng 6/2020, Trung tâm Tiết kiệm năng lượng và Tư vấn chuyển giao công nghệ Đà Nẵng cùng Sở KH-CN Đà Nẵng lắp đặt và chuyển giao hai hệ thống ĐMTMN cho hai trường với công suất lắp đặt 8,25kWp/hệ thống.

z4957972444863_3a407c0a2357cfa37d527cf132557abc(1).jpg
Nhân viên Điện lực Tuy Đức thi công ĐMTMN cho Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông)

Hai công trình thuộc Dự án Phát triển Năng lượng Mặt trời (DSED) được Liên minh châu Âu tài trợ, giúp tiết kiệm đến 25% tổng nhu cầu sử dụng điện của hai trường học, làm giảm sức ép về nhu cầu điện lên lưới điện quốc gia, qua đó góp phần bảo vệ môi trường.

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) công bố tháng 6/2022, trung bình một trường công lập ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 25.000kWh/năm.

ong-trong.jpg

Như thế, tổng lượng điện các trường học công lập toàn quốc tiêu thụ là trên 950 triệu kWh, chiếm 4,2% tổng điện năng tiêu thụ của các tòa nhà hành chính và dân cư. Với mức tiêu thụ này, lượng khí thải CO2 lên đến 805.000 tấn, tương đương lượng phát thải của 179.000 xe xăng chạy trong 1 năm.

Trong trường hợp sử dụng ĐMTMN, lượng phát thải khí CO2 này sẽ giảm đáng kể, không chỉ giúp bảo vệ môi trường chống lại biến đổi khí hậu, mà còn mang lại nhiều giá trị tích cực đối với khu vực trường học.

z4957972440579_b6170277ff884c89b59579b28370ccfa(1).jpg
Tổng công ty Điện lực Miền Trung và Báo Lao Động trao tặng hệ thống ĐMTMN cho Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) vào đúng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11/2019

Thật vậy, báo cáo của UNICEF cho thấy qua khảo sát 33 sở giáo dục - đào tạo tỉnh, thành trên cả nước thì hơn 90% sở thể hiện sự quan tâm đến việc thúc đẩy các dự án ĐMTMN trong trường học, trong đó 54,5% bày tỏ rất quan tâm; hơn 95% giáo viên được khảo sát cũng quan tâm đến việc lắp đặt ĐMTMN trong trường, với 53,8% rất quan tâm và 41,5% khá quan tâm.

Trong 7 nội dung về ĐMTMN của khảo sát này, 3 nội dung được các sở giáo dục - đào tạo và giáo viên quan tâm nhiều nhất là sử dụng ĐMT sẽ giúp giảm khí thải các bon, góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu quốc gia về giảm khí thải cácbon; nâng cao nhận thức và kiến thức của học sinh, giáo viên về năng lượng sạch và biến đổi khí hậu; và tiết kiệm chi phí điện cho nhà trường.

tuan(1).jpg
xen-2(1).jpg

Theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2023, đến 2030 có 50% các tòa nhà công sở, 50% nhà dân sử dụng ĐMTMN "tự sản, tự tiêu" (tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia). Theo đó, công suất ĐMT phát triển đến 2030 là 12.836MW, trong đó nguồn tập trung 10.236MW; còn ĐMT "tự sản, tự tiêu" khoảng 2.600MW.

nen.jpg

Sau khi quy hoạch này ra đời, góp ý của Bộ Công thương cho dự thảo Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN "tự sản, tự tiêu" vấp phải nhiếu ý kiến không đồng tình khi bộ này loại bỏ nhiều đối tượng như trường học, bệnh viện, nhà xưởng.

co-anh-viet.jpg

Phát biểu trên báo Thanh Niên, TS. Mai Duy Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam - nhận xét, cốt lõi của Quy hoạch điện VIII là ưu tiên phát triển ĐMTMN "tự sản, tự tiêu". Vậy nên mở rộng cho các đối tượng tiêu thụ điện nhiều có nhu cầu lắp đặt như trường học, bệnh viện. (Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin từ https://thanhnien.vn/du-thao-dien-mat-troi-mai-nha-tu-san-tu-tieu-loai-nhieu-doi-tuong-185230801100545432.htm)

Ông nói: “Nếu chỉ ưu tiên phát triển ĐMT đơn lẻ trên mái từng hộ dân, công sở sẽ rất khó đạt được mục tiêu phát triển nguồn năng lượng sạch, giảm phát thải và tham gia vào chiến lược phát triển năng lượng xanh của đất nước”.

z4957972444932_5741b2c8d64352ae31b748bfc992d4e9-1-.jpg
Nhân viên Điện lực Tuy Đức thi công ĐMTMN cho Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (Đắk Nông)

Trên Facebook cá nhân, chuyên gia tư vấn chiến lược và quản trị doanh nghiệp Ngô Quý Nhâm cũng cho rằng cần khuyến khích trường học hay các doanh nghiệp có nhà máy ở các khu công nghiệp lắp đặt ĐMTMN vì đa số có mặt bằng lớn. Điều này giúp giảm chi phí năng lượng, giảm tải cho hệ thống điện quốc gia.

Đáp lại băn khoăn của nhiều người về việc chỉ phát triển ĐMTMN cho công sở và nhà dân đến năm 2030, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công thương cho biết, việc chưa đưa ra cơ chế phát triển ĐMTMN ở trường học, bệnh viện, khu công nghiệp không nói là cấm, mà chỉ là chưa ưu tiên phát triển ngay.

(Audio: Ý kiến ông Phạm Quốc Trọng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuy Đức (Đắk Nông)

Tuy nhiên, diễn biến mới nhất cho thấy các ngành chức năng đang lắng nghe ý kiến của người dân và doanh nghiệp. Trên báo Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của Bộ Công thương cho biết theo định hướng của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, việc phát triển ĐMTMN ở cấp nghị định sẽ có diện bao phủ rộng hơn, không chỉ là hệ thống nhà dân, công sở mà còn nhiều đối tượng khác như trung tâm thương mại, các khu vực mái nhà trong khu công nghiệp. (Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin từ https://tuoitre.vn/ngong-chinh-sach-dien-mat-troi-ap-mai-20231111085123681.htm)

Thế nhưng, ngay cả khi khu vực trường học được đưa vào diện hưởng cơ chế khuyến khích phát triển ĐMTMN "tự sản, tự tiêu", các trường cũng cần sự hỗ trợ rất nhiều từ cơ quan chức năng. Báo cáo của UNICEF đã nêu ra một số khó khăn của khu vực trường học nếu muốn lắp đặt ĐMT như: thủ tục hành chính rườm rà phức tạp, chất lượng của toà nhà và mái nhà chưa bảo đảm cho lắp đặt hệ thống ĐMT, tính an toàn của hệ thống ĐMT trong trường học.

img_9498(1).jpg

Nên phát triển ĐMT không nối lưới ở vùng sâu, vùng xa

Điều tra năm 2019 của Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) cho thấy cả nước có trên 20.000 điểm trường lẻ. Phần lớn các điểm này nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao, gặp nhiều hạn chế trong tiếp cận điện, nước sạch, dụng cụ, tài liệu học tập.

Trong khi chờ chính sách quốc gia phát triển ĐMT cho khu vực trường học, các địa phương có thể kêu gọi sự hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các công ty, đơn vị và khu vực tư nhân. Đây là nguồn lực to lớn để các điểm trường vùng sâu, vùng xa chưa có lưới điện kéo đến có thể tiếp cận ĐMT.

Với sự phức tạp, khó khăn về địa hình cũng như cơ sở hạ tầng, giải pháp cấp điện khả thi nhất cho những vùng này có lẽ là sử dụng ĐMT không nối lưới. Một nghiên cứu thực hiện bởi dự án COBENEFITS của CHLB Đức về phát triển điện ở những vùng sâu, vùng xa Việt Nam, cho thấy ĐMT không nối lưới có chi phí thấp hơn so với chi phí nối lưới.

Nếu áp dụng đại trà và thành công, giải pháp này có thể nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa và mang lại nhiều cơ hội học hành cho trẻ em.

Ông Phạm Quốc Trọng, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông nhận xét: “Qua theo dõi, tôi nhận thấy hiệu quả của ĐMT rất cao. Thời gian tới mong mỏi các ngành chức năng hỗ trợ lắp đặt thêm ĐMT cho trường học, đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa mà điện lưới chưa đến được”.

Nội dung: Lê Phước

Trình bày: NH

Lê Phước