Mặt trận và đoàn thể, Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền (kỳ 2): Tăng cường đồng thuận xã hội
MTTQ các cấp tỉnh Đắk Nông đã và đang tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội (GS- PBXH) nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, tạo đồng thuận trong xã hội.
MTTQ các cấp tỉnh Đắk Nông đã và đang tăng cường công tác giám sát, phản biện xã hội (GS- PBXH) nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, tạo đồng thuận trong xã hội.
Thực hiện Quyết định 217 của Bộ Chính trị (khóa XI) về GS-PBXH, MTTQ các cấp tỉnh Đắk Nông đã chọn những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, các tầng lớp Nhân dân.
Việc giám sát được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan để tránh chồng chéo, trùng lặp về nội dung, đối tượng, địa điểm, thời gian, phát huy hiệu quả hoạt động.
Nội dung giám sát tập trung vào những vấn đề quan trọng liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quyền lợi chính đáng của Nhân dân, các vấn đề mà Nhân dân đang quan tâm.
Đặc biệt, trong giám sát cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, MTTQ đều có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức, không làm cản trở hoặc ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của tổ chức, cá nhân, gia đình người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Việc giám sát được thực hiện trên tinh thần xây dựng, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm, minh bạch.
Tại các địa phương, MTTQ đều được mời tham dự các cuộc họp, hội nghị của cấp ủy, tổ chức đảng, HĐND, UBND liên quan đến nội dung giám sát, đối thoại với cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân. MTTQ các cấp cũng khuyến khích, động viên Nhân dân cùng tham gia giám sát đạo đức, lối sống, việc làm của cán bộ, đảng viên nơi cư trú. Từ đó, những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên được kịp thời phản ánh, kiến nghị đến cấp ủy, tổ chức đảng, MTTQ, cơ quan có thẩm quyền...
PBXH cũng được các cấp Mặt trận chú trọng triển khai và ngày càng được nâng cao chất lượng. Trong thời gian qua, MTTQ các cấp phản biện vào 10 dự thảo gồm các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy đảng, dự thảo quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của Nhân dân. Đồng thời, Mặt trận các cấp còn tham gia góp ý gần 40 văn bản dự thảo của Trung ương, tỉnh và địa phương; tiếp nhận 15 đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.
Theo đồng chí Điểu Xuân Hùng, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Nông, qua nhiều năm triển khai Quyết định 217, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân về GS-PBXH từng bước được nâng lên.
Nội dung, phương thức thực hiện ngày càng thực chất, tập trung vào những vấn đề quan trọng, góp phần tăng cường quyền làm chủ, sự đồng thuận của Nhân dân trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng. Qua giám sát đã góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, thi hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin trong Nhân dân.
Theo đồng chí Điểu Xuân Hùng, bên cạnh kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện GS-PBXH có lúc, có nơi hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch GS-PBXH có những thời điểm chưa chủ động, kịp thời, thiếu trọng tâm, trọng điểm, còn hình thức. Các ý kiến, kiến nghị sau GS-PBXH chưa sâu, tính thuyết phục chưa cao...
Để khắc phục những tồn tại, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 56-CTr/TU thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 26/10/2022 của Ban Bí thư về phát huy vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác GS-PBXH của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Đắk Nông.
Chương trình số 56 nêu rõ, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về phát huy dân chủ ở cơ sở, GS-PBXH.
Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội thông tin kịp thời về hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền các cấp. Trọng tâm là xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, dự án có tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân; đạo đức, lối sống, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia GS-PBXH. Hàng năm, ban thường vụ cấp ủy cho ý kiến về chương trình, kế hoạch GS-PBXH của MTTQ cùng cấp, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền khẩn trương, nghiêm túc giải quyết các kiến nghị sau GS-PBXH.
Hàng năm, ban thường vụ cấp ủy cho ý kiến về chương trình, kế hoạch GS-PBXH của MTTQ cùng cấp, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền khẩn trương, nghiêm túc giải quyết các kiến nghị sau GS-PBXH.
Ủy ban MTTQ các cấp định kỳ báo cáo kết quả giám sát, phản biện xã hội cho HĐND cùng cấp thảo luận, có ý kiến để các tổ chức, cá nhân liên quan trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị.
Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo công tác GS-PBXH, xác định đây là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, một giải pháp căn bản để thực hiện hiệu quả phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng".
Các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các văn bản nhằm cụ thể hóa kịp thời, đầy đủ quyền và trách nhiệm tham gia GS-PBXH của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức GS-PBXH theo hướng chủ động, từ sớm, từ cơ sở, dân chủ, khách quan, mang tính xây dựng; có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng giám sát theo chuyên đề, tập trung vào những chủ trương, chính sách lớn, trọng yếu, ưu tiên những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, dư luận xã hội quan tâm, bức xúc.
Mặt trận các cấp tăng cường giám sát thực hiện kiến nghị của cử tri và Nhân dân; việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên; công khai, minh bạch kết quả GS-PBXH theo quy định.
MTTQ các cấp phát huy tính chủ động; tăng cường phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên trong xây dựng, thực hiện chương trình, kế hoạch GS-PBXH. Việc khuyến khích đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của MTTQ các cấp, các nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo và Nhân dân tham gia GS-PBXH cần được chú trọng.
Nội dung, ảnh: Hoàng Hoài - Mỹ Hằng
Trình bày: NH