Kinh tế

Đắk Nông làm gì để giải ngân 95% vốn đầu tư?

Nguyễn Lương 03/11/2023 11:00

Năm 2023, Đắk Nông đặt mục tiêu giải ngân 95% số vốn đầu tư, nhưng tính đến ngày 25/10/2023, mới đạt 38,5% kế hoạch. Vậy những tháng cuối năm tỉnh sẽ làm gì để hoàn thành kế hoạch đề ra?

bia-cuoi.png
cong-truong(2).jpg

Năm 2023, Đắk Nông đặt mục tiêu giải ngân 95% số vốn đầu tư, nhưng đến ngày 25/10/2023 mới đạt 38,5% kế hoạch. Vậy những tháng cuối năm tỉnh sẽ làm gì để hoàn thành kế hoạch đề ra?

1.png

Mỗi công trình hoàn thành đúng tiến độ sẽ giúp Đắk Nông thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Bộ mặt của tỉnh cũng được cải thiện, đổi mới rất nhiều.

Do vậy, các cấp, ngành từ cơ sở phải vào cuộc quyết liệt để chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm với tỉnh. Người dân trong các vùng dự án cần ủng hộ, thống nhất chủ trương của tỉnh để cùng hướng tới những mục tiêu chung.

muoi-cuoi-dien-tu.png

Hiện nay, còn rất nhiều vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Có những vướng mắc vượt quá thẩm quyền của tỉnh, phải chờ Trung ương tháo gỡ. Những vướng mắc trong thẩm quyền, UBND tỉnh đã cho chủ trương.

Các huyện, thành phố có vướng mắc gì, gặp sở chuyên ngành để giải quyết. Vướng chỗ nào, tất cả cùng vào cuộc tháo gỡ chỗ đó, với tinh thần giải quyết vấn đề đến kết quả cuối cùng. Trong quá trình phối hợp, phát sinh vướng mắc gì phải báo cáo UBND tỉnh ngay. Tránh trường hợp bên nào cũng im lặng, tỉnh không biết, làm sao giải quyết được vấn đề.

thi-cong(1).jpg
Dự án nâng cấp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông đang được đẩy nhanh tiến độ

Về giải phóng mặt bằng, từng địa phương thay đổi cách vận động để người dân hiểu. Nhân dân ủng hộ nhiều bao nhiêu, thành công của tỉnh cao bấy nhiêu. Các ban, ngành, đoàn thể phải vào cuộc để nâng cao hiệu quả công tác vận động. Các sở, ngành, nhất là Sở KH-ĐT phân định rất rõ các dự án đang triển khai. Trong đó, cụ thể tỷ lệ bao nhiêu dự án vướng bô xít, vướng giải phóng mặt bằng, vướng cơ chế chính sách.

Quý IV được xem là thời điểm “vàng” để nhiều lĩnh vực tăng tốc. UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; các chương trình mục tiêu quốc gia.

2png.png

Vốn đầu tư công là nguồn lực, động lực để phát triển kinh tế, xã hội. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất, đầu tư công cần bung ra mạnh mẽ hơn.

thien-dien-tu.png

Thực tế, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của Đắk Nông hiện đang đạt trên 7. Nghĩa là tỉnh đầu tư 7 đồng vốn năm nay, sang năm mới thu hồi được 1 đồng GRDP. Như vậy là quá cao. Tới đây, Đắk Nông phải thu hút đầu tư lên gấp 3 - 5 lần mức này mới bùng nổ được. Nếu không xác định được điều này, mà chỉ số ICOR cao như thế dẫn đến tương quan về vốn, năng lực thu hút đầu tư trở thành thách thức.

thi-cong-(1).jpg
Dự án Đường Đạo Nghĩa - Quảng Khê giai đoạn 2

Đắk Nông cần đặt vai trò của Chính phủ vào vị trí tạo tiền đề cho sự bứt phá của tỉnh trong đầu tư công. Có như vậy, tỉnh mới giải quyết được nút thắt về cơ sở hạ tầng.

Địa phương cần có giải pháp quyết liệt hơn nữa, nhằm tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án.

Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư, giải ngân, cũng như rà soát, đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư công cần chặt chẽ hơn. Các chế tài của tỉnh phải cụ thể, xác định rõ quyền, trách nhiệm của cơ quan giám sát, kịp thời ngăn chặn các mặt hạn chế, tiêu cực.

duong-trich-dan-noi-nhe-nhang-1-.png

Sở KH-ĐT sẽ điều chuyển vốn từ các dự án chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư, các dự án chậm triển khai, chậm giải ngân, không khắc phục được các vướng mắc sang các dự án có khả năng thực hiện, hấp thụ vốn tốt hơn.

ninh.png

Trong năm 2023, Sở KH-ĐT điều chỉnh 38 tỷ đồng của những công trình không có khả năng giải ngân sang cho các công trình mà đã có khối lượng. Trong số này hầu hết các công trình đến hết tháng 6/2023 chưa khởi công, hết tháng 9 chưa giải ngân.

Trong tổng số 38 tỷ đồng bị điều chuyển, có hơn 13,3 tỷ đồng chuyển từ chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới vì Sở Nông nghiệp - PTNT không sử dụng hết. Còn lại 25 tỷ đồng của các công trình khác.

cong-truong1.jpg
Nhà thầu khắc phục sự cố tại Hồ thủy lợi Đắk N’ting, xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong

Sở KH-ĐT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tiếp tục phát huy tính chủ động, quyết liệt trong từng dự án. Các sở, ngành cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án. Sở tham mưu tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, giao Sở Nội vụ lấy đây làm căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2023 của người đứng đầu các địa phương, đơn vị .

Cùng với tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng các dự án, tỉnh sẽ kiểm soát chặt chẽ việc thanh toán, tạm ứng kế hoạch vốn xây dựng cơ bản… Định kỳ hằng tuần, hàng tháng, sẽ tổ chức giao ban xây dựng cơ bản cấp thành phố để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công.

4.png

Nhiều dự án đang vướng mắc về mặt bằng, trong đó tập trung vào những dự án trọng điểm của tỉnh. Chúng tôi đề nghị các địa phương, nhất là TP. Gia Nghĩa phối hợp chặt chẽ, tập trung giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh tiến độ thi công các dự án.

cong-truong-2-.jpg
Dự án Khu liên hợp Bảo tàng - Thư viện - Công viên tỉnh

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông hiện làm chủ đầu tư 15 dự án lớn, nhưng có 7 dự án vướng giải phóng mặt bằng. Nổi bật như Dự án hồ Gia Nghĩa; Dự án Khu liên hợp Bảo tàng - Thư viện - Công viên tỉnh. Các dự án cũng đang gặp khó khăn về cơ chế, chính sách… Trong quá trình chờ tháo gỡ, chúng tôi yêu cầu nhà thầu tập trung thi công những hạng mục, công trình thuận lợi.

Đối với một số dự án còn vướng, chậm giải ngân, chúng tôi sẽ điều chuyển nguồn vốn sang những dự án có tỷ lệ giải ngân cao. Dự kiến trong năm 2023, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông sẽ điều chuyển 145 tỷ đồng từ dự án chậm giải ngân sang những dự án khác.

nghia.png

Chúng tôi rất mong muốn địa phương huy động nhân lực trong giải phóng mặt bằng. Bởi vì, giải phóng mặt bằng được mới có thể triển khai dự án và các bước tiếp theo. Giữa các sở, ngành cần phối hợp giải quyết “nút thắt”, phải nỗ lực đến kết quả cuối cùng. Tránh tình trạng mỗi đơn vị quan điểm một nẻo, ảnh hưởng đến quá trình đẩy nhanh tiến độ dự án.

Rất nhiều công trình, nhà thầu đã chuẩn bị, tập trung máy móc, thiết bị, nhân vật lực để thực hiện. Đến khi thi công, gặp nhiều vướng mắc về thủ tục lại tạm dừng. Ngoài giải phóng mặt bằng, có nhiều dự án đang kẹt nguồn vốn đối ứng của tỉnh. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, tỉnh cần cân đối nguồn vốn ngân sách để kịp thời bố trí các dự án theo kế hoạch.

5.png

Về nguồn vốn ngân sách Trung ương, huyện Đắk Mil mới giải ngân đạt 14%, ngân sách địa phương giải ngân được 54% kế hoạch. Vướng mắc lớn nhất trong đầu tư công hiện nay của địa phương là ban hành giá đất.

Việc phân quyền quyết định giá đất cho UBND cấp huyện theo Nghị quyết số 73/ NQ-CP của Chính phủ về việc ủy quyền quyết định giá đất cụ thể được đánh giá sẽ rút ngắn thời gian định giá đất. Đây là cách làm rất mới, nhưng các huyện còn khá lúng túng hoặc thiếu nhân lực triển khai.

hoang(1).png

Thực tế, công tác định giá đất tại cơ sở vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ thẩm quyền, trình tự đến thủ tục còn lúng túng, dẫn đến việc định giá đất rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư. Quy định từ luật, nghị định, thông tư hướng dẫn hiện đang chưa đồng bộ, phân cấp cho các huyện. Các đơn vị cấp huyện về mặt chuyên môn, năng lực không bằng cấp tỉnh lại càng gây khó khăn.

trung-tam-huyen-dak-mil(1).jpg
Một góc huyện Đắk Mil

Xuất phát từ khó khăn đó, đến nay, huyện Đắk Mil vẫn chưa được phê duyệt chi phí xây dựng giá đất. Địa phương đề nghị sở chuyên ngành quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất để các huyện căn cứ thực hiện.

Ngoài ra, quy hoạch chung đô thị Đắk Mil đến 2035 chưa được phê duyệt vì liên quan đến thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy hoạch chưa được phê duyệt dẫn đến chồng chéo giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung. Điều này ảnh hướng rất lớn đến thực hiện công trình dự án, phải điều chỉnh. Trong khi, nguồn ngân sách của Trung ương, tỉnh hạn hẹp, mà điều chỉnh dự án sợ không đủ nguồn lực để tập trung cho đầu tư công.

tit.png

Khó khăn từ nguyên vật liệu đất đắp kéo dài từ tháng 3/2023 đến nay chưa giải quyết được. Nhà thầu mong muốn các sở, ban, ngành vào cuộc quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ vấn đề này.

duy-dien-tu.png

Thiếu nguyên vật liệu, công trình chậm tiến độ, ảnh hưởng đến chi phí không tên của nhà thầu. Hiện tại, nhà thầu chưa thống kê chi phí phát sinh cụ thể là bao nhiêu, nhưng chắc chắn ảnh hưởng. Chưa kể, sau này sẽ có thêm nhiều phát sinh.

Việc phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đơn vị cần linh động, nhanh chóng hơn. Đối với các nhà thầu đã thi công rồi, nhưng chưa hoàn tất thủ tục, các đơn vị mau chóng tháo gỡ cho họ. Có giải ngân mới giúp nhà thầu đỡ khó khăn, tiền khi đó mới vào các công trình được.

a4-benh-vien(1).jpg
Công nhân thi công tại một công trình

Một nhà thầu thi công nhiều công trình, dự án khác nhau. Nếu chậm dự án này, các dự án khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng. Trong khi, hợp đồng dự án được ký kết hết rồi. Do vậy, các cấp lãnh đạo tỉnh, sở, ngành cần vào cuộc giải quyết dứt điểm khó khăn để nhà thầu thuận lợi trong đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Nội dung, ảnh: Nguyễn Lương

Trình bày: Thùy Dương

Nguyễn Lương