Nghị quyết và cuộc sống

Nỗ lực giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở Đắk Nông (kỳ 2): Chuyển biến ở các địa phương

Bảo Ngọc 01/11/2023 15:34

Từ chủ trương, chính sách đã được ban hành, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Đắk Nông đã triển khai và đạt được kết quả bước đầu về công tác giảm nghèo.

bia-2.png

Từ chủ trương, chính sách đã được ban hành, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Đắk Nông đã triển khai và đạt được kết quả khả quan về giảm nghèo.

20(5).png

Tuy Đức là huyện nghèo thuộc diện 30a của tỉnh Đắk Nông. Tuy Đức có 6 xã, 34 bon, 33 thôn và 6 bản, với 24 dân tộc cùng chung sống, dân số 67.622 người. Trong đó có 5 xã và 50 thôn, bon, bản thuộc vùng đặc biệt khó khăn; đồng bào DTTS là 28.793 người, chiếm 43,7%; đồng bào DTTS tại chỗ 13.405 người, chiếm 20,33%.

Là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, Tuy Đức có xuất phát điểm thấp, đời sống của người dân nói chung, nhất là người đồng bào DTTS ở địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu vốn đầu tư, khả năng phát triển sản xuất hạn chế, dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo cao, giảm nghèo trên địa bàn huyện chưa bền vững. Trước tình hình đó, UBND huyện Tuy Đức đã xây dựng các chính sách, chương trình giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế cho các bon đồng bào DTTS tại chỗ.

7.png

Ngày 9/5/2022, Huyện ủy Tuy Đức đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/HU của Huyện ủy, về công tác giảm nghèo tại các bon đồng bào DTTS tại chỗ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025. Trước đó, Huyện ủy Tuy Đức đã có Chương trình số 13-CTr/HU, ngày 31/12/2021 để thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 16/12/2021 của Tỉnh ủy Đắk Nông về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. UBND huyện Tuy Đức đã ban hành Kế hoạch số 226/KH-UBND, ngày 14/10/2022 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

7(1).jpg
Nhiều hộ nghèo ở bon Phi Lơ Te, xã Đắk Ngo được hỗ trợ gà và kỹ thuật chăn nuôi
để thoát nghèo.

Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể hóa Nghị quyết số 06 để triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững tại 6 bon đồng bào DTTS trên địa bàn huyện. Huyện đã đưa các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, xây dựng mô hình sản xuất giỏi, thành lập các tổ, nhóm để hỗ trợ, giúp đỡ, tương trợ nhau trong phát triển kinh tế; gắn với đào tạo nghề và nâng cao năng lực cho người nghèo từng bước phát huy hiệu quả…

6(1).jpg
Người dân huyện Tuy Đức tập trung phát triển kinh tế theo hướng luân canh cây trồng, tăng thêm thu nhập

Tổng kinh phí thực hiện công tác giảm nghèo 6 bon đồng bào DTTS huyện Tuy Đức từ năm 2021-2023 gần 346,9 tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ 4,5 tỷ đồng cho 248 hộ thực hiện 11 dự án phát triển sản xuất cộng đồng, đa dạng hóa sinh kế; hỗ trợ vốn vay hơn 122,6 tỷ đồng cho 6 bon để phát triển kinh tế. Nhờ đó, năm 2022, số hộ nghèo tại 6 bon giảm là: Đắk N’Jút, xã Quảng Tân giảm 26 hộ; Bu Kóh, xã Đắk R’tíh giảm 9 hộ; Bu NĐơr, xã Quảng Tâm giảm 48 hộ; Bu Boong, xã Đắk Búk So, giảm 29 hộ; Bu Sóp, xã Quảng Trực giảm 3 hộ; Phi Lơ Te, xã Đắk Ngo giảm 15 hộ.

Về triển khai Chương trình số 13 để thực hiện Nghị quyết số 13 của Tỉnh ủy Đắk Nông về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Tuy Đức đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo chung cũng như tỷ lệ hộ nghèo DTTS và DTTS tại chỗ bình quân trong giai đoạn 2021-2023 vượt chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh và huyện đề ra. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm 3%.

5(1).jpg
Nông dân bon Đắk N’Jút, xã Quảng Tân được hỗ trợ vay vốn để tái canh cây cà phê

Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo DTTS chung giảm 7,26% và tỷ lệ hộ nghèo DTTS tại chỗ giảm 5,01%. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn huyện giảm 14,42%, vượt hơn 11% so với chỉ tiêu; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo DTTS chung giảm 20,39%, vượt hơn 16% so với chỉ tiêu của huyện, hộ nghèo DTTS tại chỗ giảm 6,16%, vượt hơn 11% so với chỉ tiêu.

dak-glong.png

Để thực hiện công tác giảm nghèo, Đắk Glong đã ban hành và triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Đồng thời, tranh thủ các nguồn lực từ Trung ương, của tỉnh, Đắk Glong đã lồng ghép, thực hiện các chính sách hỗ trợ về giảm nghèo với các chương trình, dự án giảm nghèo.

9(2).png

Các xã triển khai xây dựng mô hình sản xuất giỏi, có hiệu quả, tổ chức triển khai nhân rộng. Tại các thôn, bon thành lập các tổ, nhóm giúp đỡ, tương trợ nhau trong làm ăn, phát triển kinh tế. Địa phương gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tế hay tổ chức các đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật…

083815_dsc4032(1).jpg
Khi tham gia vào Tổ cộng đồng trồng dâu nuôi tằm thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững ở Quảng Hòa (Đắk Glong), mỗi tổ viên nuôi trung bình 2 hộp tằm/tháng, thu nhập khoảng gần 20 triệu đồng/tháng

Qua nửa nhiệm kỳ, với sự cố gắng của cả hệ thống chính trị trong huyện, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của các hộ nghèo, công tác giảm nghèo ở Đắk Glong đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 13,3%. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 13,47%. Tỷ lệ giảm hộ nghèo chuẩn đa chiều bình quân hàng năm là 5,07%/năm, đạt kế hoạch (Nghị quyết đề ra tỷ lệ giảm hộ nghèo theo chuẩn đa chiều hàng năm là 3-5%).

ho-nghjeo.png
88.png

Không riêng 2 huyện Tuy Đức và Huyện Đắk Glong, tại các địa phương khác trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực về công tác giảm nghèo. Các địa phương đều tập trung bố trí ngân sách để thực hiện nhiều chương trình, chính sách đặc thù của địa phương hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS. Điển hình như: Xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS tại chỗ; hỗ trợ lãi suất đối với hộ gia đình DTTS tại chỗ; hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS; phát triển bon/buôn trọng điểm và bon, buôn, thôn có đông DTTS sinh sống; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các DTTS…

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ năm 2021 đến nay, tổng số vốn được phân bổ để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững là hơn 555 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135. Riêng Dự án 2 “Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”, nguồn vốn được phân bổ năm 2021 là 260 triệu đồng; năm 2022 là 14,317 tỷ đồng; năm 2023 là 36,066 tỷ đồng.

box-2(1).png

Kết quả giảm nghèo đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 16/12/2021 về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đề ra (phấn đấu hằng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên, riêng đồng bào DTTS tại chỗ giảm từ 5% trở lên theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025).

12(1).jpg
Nhờ được ĐTN, nhiều hộ đồng bào DTTS xã Thuận An (Đắk Mil) đã có kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lưu Văn Trung khẳng định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh và đồng bào DTTS đã đoàn kết, khắc phục khó khăn và phấn đấu thực hiện, đạt được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ thoát nghèo hàng năm đều tăng. Kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư phát triển toàn diện; đời sống, thu nhập của đồng bào được cải thiện đáng kể. Giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội vùng DTTS có nhiều chuyển biến tiến bộ. Các hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống các dân tộc được duy trì, bảo tồn.

o-trung-lky-2.png

Để thực hiện hiệu quả giảm nghèo đa chiều, bền vững, nhằm góp phần đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra, đưa Đắk Nông “trở thành tỉnh trung bình khá vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên”, tỉnh tiếp tục coi giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn; là trách nhiệm toàn xã hội và chính bản thân hộ nghèo, người nghèo.

(Kỳ 3: Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo)

Nội dung: Bảo Ngọc. Ảnh: P.V

Trình bày: Nguyễn Hiền XB

Bảo Ngọc