Đất và người Đắk Nông

Làm gì để phát triển du lịch Đắk Nông?

Nhóm P.V 28/10/2023 05:27

Du lịch Đắk Nông được xác định có nhiều thế mạnh. Nhưng làm sao để phát huy thế mạnh này vẫn đang là “bài toán” cần lời giải của tỉnh hiện nay.

thu-2.png
sapopng1.png

Đắk Nông đã tập trung cải thiện mạnh mẽ môi trường để thu hút đầu tư. UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi về đất đai, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

ninh-cuoi.png

Tất cả nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký đầu tư, kinh doanh. Tỉnh quan tâm, chú trọng công tác lập quy hoạch, triển khai thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch.

Tuy nhiên, du lịch tại Đắk Nông còn những “điểm nghẽn” như: hạ tầng, nguồn lực, cơ sở vật chất, thiếu nhà đầu tư có tầm…. Với những thế mạnh vốn có của địa phương, trong thời gian tới, Đắk Nông sẽ hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt những sản phẩm mang tính đặc trưng.

giao-luu(1).jpg
Đêm giao lưu văn nghệ của du khách với người dân Đắk Nông. Ảnh: Đinh Thanh Hải
2(2).png

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Đắk Nông trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

ba-thoi.png

Để hiện thực hóa được mục tiêu đề ra, tỉnh cần tiếp tục xây dựng những cơ chế chính sách để trải "thảm đỏ" kêu gọi đầu tư. Tỉnh cần tập trung thu hút các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính đầu tư các công trình, dự án vào các khu, điểm du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, tỉnh cần đẩy mạnh công tác quy hoạch kinh tế - xã hội; xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, hạ tầng du lịch, nhất là các khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng có chất lượng cao. Đặc biệt, cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng trong quản lý, đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ để khắc phục các điểm nghẽn về giao thông, tăng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ngoài ra, cần ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng các cụm du lịch trọng điểm như: Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, Công viên vui chơi giải trí Liêng Nung, Khu du lịch sinh thái văn hóa lịch sử Nâm Nung, Khu du lịch sinh thái văn hóa Tà Đùng, Khu du lịch sinh thái cụm thác Đ'ray Sáp - Gia Long…

thien-vien(1).jpg
Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên tọa lạc tại huyện Đắk Song (Đắk Nông). Ảnh: Đinh Thanh Hải

Tỉnh cần đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, văn hóa kết hợp du lịch tâm linh, du lịch hang động, du lịch canh nông, du lịch cộng đồng và các dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách quốc tế và nội địa. Đồng thời, cần phục dựng các nghi lễ văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Từ đó, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Tỉnh nên chú trọng các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với khí hậu, cảnh quan, giá trị văn hóa truyền thống, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; khuyến khích đẩy mạnh sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ mang đậm nét văn hóa các dân tộc...

Ngoài cơ sở vật chất, tỉnh cũng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trước hết, cần thường xuyên mở những lớp đào tạo nghề nghiệp và nghiệp vụ du lịch nhằm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu hoạt động du lịch. Đồng thời, tạo sự gắn kết và đồng bộ giữa các cấp, các ngành và thực hiện sự thống nhất trong quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển ngành kinh tế du lịch của tỉnh.

3(3).png

Lợi thế, tiềm năng về du lịch của Đắk Nông rất đặc sắc, nhất là du lịch bản sắc, bản địa. Tuy nhiên, xét cho cùng đây đang là những lợi thế ở dạng tiềm năng. Nghĩa là tất cả mới chỉ bề nổi để chúng ta khen, chúng ta ngắm, chứ chưa thành lợi thế thực sự để thúc đẩy phát triển.

trinh-quang-phu.png

Đắk Nông nên lập quy hoạch riêng cho du lịch, mời nước ngoài tư vấn hoặc lập quy hoạch du lịch. Bởi vì, tiềm năng, thắng cảnh của Đắk Nông độc đáo vào loại số 1 của Tây Nguyên. Khi có quy hoạch tốt, chọn và mời nhà đầu tư tốt, du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Đắk Nông. Ngược lại, nếu không có quy hoạch tốt du lịch sẽ manh mún.

Muốn phát triển đặc trưng văn hóa để phát triển du lịch, Đắk Nông cần nhìn rõ xu thế. Tỉnh phải có chiến lược đặc thù, đặc biệt chứ không chung chung. Địa phương cần phát huy được yếu tố tích cực, hạn chế và giảm thiểu mặt tiêu cực. Đắk Nông cần phải có chiến lược phát triển du lịch theo hướng bền vững, chú trọng tăng cường tính văn hóa trong hoạt động du lịch. Tỉnh định hướng đúng đắn phát triển du lịch theo xu hướng văn hóa, lịch sử, sinh thái.

gui-in(1).jpg
Hồ Tà Đùng là một điểm đến thú vị khi du khách đến Đắk Nông. Ảnh: Đinh Thanh Hải

Các hoạt động du lịch cộng đồng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường, ngăn chặn không cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Đắk Nông cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa của địa phương mình.

4(3).png

Đắk Nông có khí hậu mát mẻ ôn hòa, rất nhiều loại hoa trái, nhiều di sản tự nhiên. Tỉnh có nền văn hóa đa dạng, phong phú… là những tiềm năng, lợi thế để đầu tư phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch của Đắk Nông phát triển chưa rõ nét. Trong đó, chúng tôi thấy các HTX hoạt động chưa hiệu quả trong lĩnh vực du lịch.

thanh-nga.png

Từ thực tế đó, chúng tôi thấy rằng “rào cản” lớn nhất ảnh hưởng đến các HTX phát triển du lịch đó là tính pháp lý về đất đai. Vừa rồi, các địa phương vì ngăn chặn phân lô, bán nền từ đất nông nghiệp mà đưa ra một số quy định. Thế nhưng, vô tình những quy định này lại làm cho du lịch nông nghiệp bị “bóp chặt”. Bởi vì, những người thực sự muốn làm du lịch cộng đồng không thể làm được vì vướng các quy định pháp lý liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đất của nông dân tham gia vào HTX để làm du lịch chủ yếu là đất nông nghiệp. Nhưng để hoạt động du lịch thì phải được cấp phép để xây dựng các công trình phục vụ du lịch, dịch vụ khác nhưng lại vướng vào thủ tục pháp lý. Đây là vấn đề mâu thuẫn cần được tháo gỡ.

hang-dong1(1).jpg
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, với hệ thống hang động núi lửa đã xác lập kỷ lục Đông Nam Á Ảnh: Đinh Thanh Hải

Chúng ta có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, với hệ thống hang động núi lửa đã xác lập kỷ lục Đông Nam Á. Tỉnh có nhiều di sản địa chất, văn hóa và đa dạng sinh học mang tầm cỡ quốc tế về phương diện khoa học. Những lợi thế trên rất thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch học tập, nghiên cứu, trải nghiệm, mạo hiểm…

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông là món quà đặc biệt quý giá để chúng ta phát triển du lịch. Các chuyên gia UNESCO đã tư vấn cho Đắk Nông xây dựng 3 tuyến du lịch công viên địa chất toàn cầu gồm: “Trường ca của nước và lửa”, “Bản giao hưởng của làn gió mới”, “Âm vang từ Trái đất”, với 41 điểm di sản. Tại các điểm di sản, Nhà nước đã xây dựng các điểm dừng chân để phục vụ du lịch. Do đó, khâu quan trọng nhất đó là Đắk Nông cần xem xét tạo điều kiện chuyển đổi đất cho các đơn vị hoạt động du lịch có thể khai thác những lợi thế trên.

Không phải tất cả đất nông nghiệp đều được chuyển đổi mà ưu tiên cho các đơn vị, cá nhân có tiềm năng, tiềm lực, tính khả thi cao để họ đầu tư vào các dịch vụ, kinh doanh phục vụ du lịch. Nhất là người dân, HTX, doanh nghiệp có đất nông nghiệp tại các điểm thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Tỉnh cần tạo điều kiện và có thêm cơ chế, chính sách phù hợp để hoạt động du lịch cộng đồng phát triển tốt hơn.

6(4).png

Trải qua thời gian ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh, nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong ngành Du lịch nâng cấp, làm mới, đầu tư thêm các sản phẩm, dịch vụ, thu hút du khách.

le-dung.png

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các đơn vị trong ngành Du lịch nói chung và doanh nghiệp của tôi nói riêng hiện vẫn gặp thách thức về nhiều mặt, nhất là thiếu hụt về nguồn nhân lực. Công ty hiện đang có 14 lao động thường xuyên, với mức thu nhập bình quân từ 7-9 triệu đồng/người/tháng. Vào mùa cao điểm, Công ty thường có nhu cầu tuyển dụng thêm từ 40-50 lao động.

Để có được số lượng lao động đông và nhanh nhất, Công ty đã phải đi tới tận các trường THPT trên địa bàn tuyển dụng các bạn học sinh khi có nhu cầu làm thêm. Sau đó, các bạn sẽ được Công ty hướng dẫn để tiếp cận các công việc cơ bản trong thời gian ngắn. Mặc dù số lượng đăng ký tuyển dụng rất đông, nhưng lực lượng lao động này chỉ có thể làm việc trong thời gian ngắn. Vì vậy, mỗi mùa du lịch, Công ty lại phải lặn lội đi tìm lao động một lần nữa và tiếp tục lặp lại với công việc đào tạo. Điều này rất mất nhiều thời gian và chi phí.

Yếu tố quan trọng để níu chân du khách mỗi lần tới khu du lịch, ngoài sản phẩm tốt, còn phải yêu cầu về chất lượng các dịch vụ và cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Trong khi đó, người lao động ở đây mới biết những công việc thông thường, chứ chưa nắm rõ các sản phẩm, dịch vụ mình đang có để giới thiệu chu đáo tới du khách. Dịch vụ phục vụ thiếu bài bản, chuyên nghiệp, nên đôi lúc sẽ dẫn tới tình trạng lộn xộn khi có đông khách.

Vì vậy, doanh nghiệp rất mong muốn được liên kết với các trường học hoặc địa phương trên địa bàn để tuyển dụng người lao động khi họ thực sự có nhu cầu và đam mê với du lịch. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ làm việc vơi các cơ sở đào tạo nghề để hỗ trợ người lao động đi học trong thời gian ngắn. Sau đó quay trở lại ký hợp đồng làm việc lâu dài với doanh nghiệp.

Nói tóm lại, Đắk Nông muốn làm du lịch tốt thì cần tính toán một cách căn cơ, kể cả việc xây dựng đội ngũ nhân lực du lịch. Tôi nghĩ, về hạ tầng du lịch có thể khó, nhưng về con người sẽ dễ làm hơn, thuận lợi hơn. Mà cái nào dễ thì cần làm trước.

5(2).png

Tôi biết đến Đắk Nông qua báo chí, mạng xã hội và bạn bè giới thiệu. Tôi đã đến Đắk Nông nhiều lần và đặt chân đến các điểm du lịch như Tà Đùng, thác Liêng Nung. Tôi cũng đã lưu trú tại một số Farmstay ở TP. Gia Nghĩa và Đắk Mil.

hung.png

Tôi chọn Đắk Nông là điểm đến thường xuyên vì tỉnh có nhiều địa điểm du lịch đẹp. Nhiều điểm du lịch ở đây còn rất hoang sơ, chưa bị tác động nhiều bởi con người, nên vẫn giữ được vẻ đẹp của thiên nhiên. Nổi bật như hồ Tà Đùng, thác Đ’ray Sáp, thác Liêng Nung, hang động núi lửa. Vùng đất Đắk Nông có khí hậu tương đối ôn hòa và mát mẻ. Tỉnh có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc đang lưu giữ nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống hấp dẫn và thú vị. Tôi thấy các điểm đến đều có cảnh vật hấp dẫn và độc đáo. Người dân rất chân tình, thân thiện và hiếu khách. Qua thời gian trải nghiệm, tôi thấy Đắk Nông ngày càng có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, lôi kéo du khách ở lại lâu hơn.

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh còn thiếu tính kết nối, chưa thực sự thuận lợi để khách du lịch di chuyển từ các thành phố lớn đến với Đắk Nông. Nhiều đoạn đường xuống cấp gây bất tiện cho du khách trong việc di chuyển đến các điểm du lịch tại địa phương. Ngoài ra, cách làm dịch vụ còn khá manh mún và còn quá đơn giản, thiếu sự đầu tư bài bản. Tỉnh dường như còn thiếu đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp...

Theo tôi, để làm tốt du lịch, điều kiện cần và quan trọng nhất chính là chính sách, định hướng và quyết tâm từ chính quyền. Tỉnh cần tập trung quảng bá, thu hút đầu tư phát triển du lịch trên các phương tiện thông tin truyền thông. Qua tìm hiểu, tôi thấy Đắk Nông đang định hướng phát triển du lịch và coi đó là một trong các mũi nhọn kinh tế. Tôi hy vọng thời gian tới, tỉnh Đắk Nông sẽ có những chính sách thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch. Tỉnh có sự đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, kết nối các điểm đến để du khách trải nghiệm một cách thuận lợi. Tôi mong Đắk Nông sớm biến tiềm năng, lợi thế du lịch thành sản phẩm cụ thể phục vụ du khách trong và ngoài nước.

fb5(1).jpg
TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) được ví là "phố thị hoa vàng". Ảnh: Đinh Thanh Hải

Nội dung: Nhóm PV

Trình bày: Hoài Anh

Nhóm P.V