Ngày hội Di sản văn hóa gia lai năm 2023
Tin Tây Nguyên - Ngày đăng : 23:26, 18/10/2023
Lâm Đồng tập trung phát triển tốt chuỗi liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hoa. |
Đến với ngày hội, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động biểu diễn cồng chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, múa khèn, múa sạp, ném còn, hát then, rối nước, nặn tò he…; thưởng thức nghệ thuật trà đạo, thư pháp, bút lửa; tham gia các trò chơi dân gian và các gian hàng ẩm thực truyền thống. Ngoài ra, trong chương trình còn có ba triển lãm tổ chức đồng thời gồm: “Không gian Di sản văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh” do Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện; triển lãm mỹ thuật “Về miền đất đỏ” của nhóm nữ họa sĩ Gia Lai và triển lãm tem của Hội Tem Gia Lai.
Bố trí ổn định dân cư vùng lũ và dân di cư tự do ở Đắk Nông
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên vừa ký hai quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do xã Cư K’nia và Đắk D’rông, huyện Cư Jút và Dự án bố trí dân cư vùng lũ xã Buôn Choáh, huyện Krông Nô.
Giai đoạn 1, Dự án tại xã Cư K’nia và Đắk D’rông có tổng giá trị đầu tư hơn 23,56 tỷ đồng, tổng kinh phí thi công xây dựng hơn 21,34 tỷ đồng; Dự án tại xã Buôn Choáh có tổng giá trị đầu tư hơn 18 tỷ đồng, gói thi công xây dựng công trình hơn 15,56 tỷ đồng.
Tỉnh Đắk Nông giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà thầu có uy tín, năng lực, công khai, minh bạch, bảo đảm chất lượng công trình, đáp ứng đúng tiến độ. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu theo đúng quy định.
Trước đó, hai dự án này đã được tỉnh Đắk Nông phê duyệt đầu tư xây dựng vào ngày 29/9, thực hiện trong hai năm 2023 và 2024. Dự án tại xã Buôn Choáh được đầu tư từ ngân sách Trung ương giao năm 2023. Mục tiêu dự án là xây dựng mặt bằng khu dân cư để di dời, bố trí cho 124 hộ dân thường xuyên ngập lụt trong mùa mưa lũ và cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ người dân. Dự án tại xã Cư K’nia và Đắk D’rông có nguồn vốn từ dự phòng ngân sách trung ương năm 2022, là dự án hạ tầng giao thông nông thôn nhằm ổn định đời sống dân di cư tự do, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh trên địa bàn.
Lâm Đồng phát triển 227 chuỗi liên kết trong nông nghiệp
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát triển thêm 14 chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, nâng tổng số chuỗi liên kết trong nông nghiệp toàn tỉnh lên 227 chuỗi, tăng 14 chuỗi so với năm 2022; với hơn 30 nghìn hộ liên kết, gồm hơn 27 nghìn hộ trồng trọt và 2.851 hộ chăn nuôi. Quy mô liên kết trong trồng trọt đạt hơn 52 nghìn héc-ta, sản lượng 580 nghìn tấn; chăn nuôi đạt hơn 1 tỷ con gia súc, gia cầm, sản lượng hơn 143 nghìn tấn.
Lâm Đồng tập trung phát triển tốt chuỗi liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm hoa. |
Chín tháng qua, toàn tỉnh Lâm Đồng thành lập mới 27 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp toàn tỉnh lên 419 hợp tác xã, với gần 8.800 thành viên; tỷ lệ hợp tác xã hoạt động xếp loại khá, tốt hơn 45%.
Cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản Kon Tum đến năm 2030
Tỉnh Kon Tum vừa ban hành kế hoạch phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030. Mục tiêu kế hoạch là đẩy mạnh áp dụng các loại máy, thiết bị ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông minh trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức độ cơ giới hóa ở các khâu, tiến đến cơ giới hóa đồng bộ. Thúc đẩy, khuyến khích đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ nông sản, nhằm phát huy lợi thế của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Ngành nông nghiệp cơ giới hóa từng khâu trong sản xuất cây trồng chủ lực đạt hơn 70% vào năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ đạt hơn 40% vào năm 2030; chăn nuôi cơ giới hóa từng khâu trong sản xuất chăn nuôi gia súc, gia cầm đạt hơn 50% vào năm 2025, cơ giới hóa đồng bộ phấn đấu đến năm 2030 đạt hơn 60%; thủy sản cơ giới hóa sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt hơn 70% năm 2025, đạt hơn 90% năm 2030; lâm nghiệp đến năm 2025 cơ giới hóa các khâu: làm đất, giống, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, phòng chống cháy rừng, phấn đấu đến năm 2025 đạt hơn 30%, năm 2030 đạt hơn 50%; công tác khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản đạt hơn 40% năm 2025, hơn 60% năm 2030.