Để đảm bảo an toàn cho người lớn tuổi trong nhà, hãy thực hiện những bước sau
Mẹo vặt - Ngày đăng : 10:00, 18/10/2023
Đảm bảo an toàn cho người cao tuổi trong nhà là điều quan trọng. Cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu 8 bước bảo vệ an toàn cơ bản cho người già ngay sau đây nhé!
Đối với những gia đình sống chung cùng người cao tuổi, vấn đề an toàn trong gia đình là điều cần được ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người cao tuổi cần lưu ý và thực hiện ngay 8 bước sau đây! Cùng Báo Đắk Nông tìm hiểu nhé!1 Loại trừ nguy cơ gây té ngã
Trong không gian gia đình, có những vật tuy bình thường nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây té ngã, trượt chân đối với người già rất cao, cụ thể:- Thảm trải sàn: Kiểm tra chất liệu và khả năng chống trượt của những chiếc thảm trong nhà. Cố định thảm để giảm thiểu nguy cơ trượt chân gây té ngã đối với người cao tuổi.
- Bậc cửa, cầu thang: Kiểm tra độ cao, độ trơ của cầu thang và bậc cửa trong gia đình. Gia cố, chỉnh sửa và thay đổi chất liệu nếu nhận thấy những vị trí này tiềm ẩn nguy cơ gây té ngã.
- Thú cưng: Việc nuôi thú cưng trong nhà là điều khá phổ biến. Tuy nhiên, nếu nhà bạn có người cao tuổi bạn nên cân nhắc chọn nuôi những em thú cưng không quá to lớn và năng động, hạn chế khả năng thú cưng đùa giỡn gây tổn thương đến người cao tuổi.
2 Dán thông tin liên lạc khẩn cấp ở nơi dễ tiếp cận
Đối với người cao tuổi, việc phải tự nhớ thông tin liên lạc để sử dụng khi cần thiết là điều khá khó khăn do các nguyên nhân từ tuổi tác, sức khỏe,..Với những gia đình sống cùng người cao tuổi, việc thực hiện dán thông tin liên lạc ở những nơi dễ nhìn thấy là điều nhất định phải làm. Tuy nhiên, thông tin liên lạc không nên dán ở nơi quá lộ liễu để tránh kẻ xấu lợi dụng. Bên cạnh đó, hãy hướng dẫn người cao tuổi sử dụng các thiết bị liên lạc thông minh để có thể sử dụng ngay khi cần thiết.Ngoài ra, hãy luôn trang bị một chiếc điện thoại hoặc camera thông minh ở nhà nếu trong gia đình có người cao tuổi để thuận tiện cho việc liên lạc và quan sát đề phòng xảy ra vấn đề.3 Đề phòng nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ
Bạn cần lưu ý và thiết lập thiết bị phòng cháy để phòng tránh hỏa hoạn phát sinh trong nhà, tạo điều kiện cho người cao tuổi có thể nhanh chóng thoát hiểm khi rơi vào tình huống xấu nhất, cụ thể:- Lắp đặt thiết bị báo khói trong nhà bếp, phòng ngủ, nơi đặt các thiết bị gia dụng lớn,..
- Thường xuyên thay pin đồ điện, đồ gia dụng,..
- Kiểm tra thiết bị ngay khi phát hiện âm thanh, nhiệt độ bất thường.
- Lắp đặt bình chữa cháy trong bếp và các khu vực quan trọng trong nhà.
- Kiểm tra mọi thiết bị điện trước và sau khi sử dụng.
- Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý những nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ.
- Tránh mặc quần áo luộm thuộm khi nấu ăn đề phòng bị bắt lửa.
- Không hút thuốc trên giường, ghế lông, gần thiết bị điện,..
4 Đảm bảo điều kiện an toàn tại nhà bếp, nhà vệ sinh
Khu vực nhà tắm/nhà vệ sinh và bếp là những nơi cần cực kỳ lưu ý vì đây là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây té ngã cho người cao tuổi.Đối với nhà tắm/nhà vệ sinh:- Kiểm tra nhiệt độ nước trước mỗi lần sử dụng đảm bảo nước luôn bằng hoặc thấp hơn 120 độ C để tránh gây bỏng.
- Lựa chọn loại gạch có độ nhám cao, thiết kế sàn có độ dốc để tránh tình trạng ứ đọng nước, hạn chế nguy cơ trơn trượt.
- Lắp đặt thêm các thanh vịn vào thành bồn tắm, vòi hoa sen để tạo chỗ bám chắc, giúp người cao tuổi dễ dàng thao tác và di chuyển.
- Trang bị ghế tắm vòi sen để giúp người cao tuổi dễ dàng tắm rửa, vệ sinh cơ thể mà không phải lo lắng té ngã khi di chuyển.
- Che chắn hoặc bọc lại những vị trí có góc cạnh nhọn.
- Nếu người cao tuổi có đôi chân yếu, bạn có thể chọn lắp đặt bồn vệ sinh cao hơn giúp giảm áp lực lên chân khi đi vệ sinh.
- Lắp đặt sàn chống trượt hoặc trang bị thảm cao su trước khu vực bồn rửa, bếp nấu để đảm bảo an toàn cho người cao tuổi khi thường xuyên di chuyển qua lại.
- Hạn chế để vật dụng, đồ dùng cần thiết ở vị trí quá cao, cần sử dụng thang hoặc ghế để tiếp cận.
5 Kiểm tra mức độ an toàn trong phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi chứa nhiều đồ vật cá nhân nên thường khá bừa bộn. Sự không ngăn nắp này có thể là nguyên nhân gây ra té ngã đối với người cao tuổi.Hãy luôn quan tâm và giúp người cao tuổi dọn dẹp phòng ngủ, tránh để vật dụng rơi rớt trên sàn gây nguy cơ trượt ngã. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra hệ thống đèn trong phòng ngủ thường xuyên để giúp người cao tuổi sinh hoạt dễ dàng hơn.6 Lưu ý nguồn ánh sáng trong nhà
Nguồn ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong mỗi ngôi nhà, đặc biệt là với những gia đình có người cao tuổi. Những lưu ý về nguồn sáng bạn cần quan tâm bao gồm:- Hệ thống đèn ở các gian phòng, hành lang nên được thiết lập riêng lẻ, ánh sáng cân bằng để tránh trường hợp hư hỏng sẽ gây mất điện đồng loạt.
- Thiết lập đồng thời hệ thống cảm biến thông minh và công tắc vật lý để tăng độ tiện nghi khi sử dụng hệ thống đèn điện. Điều này cũng giảm khả năng người cao tuổi phải di chuyển đến các công tắc thường xuyên.
- Lắp đặt công tắc đèn, thiết bị chiếu sáng ở những vị trí an toàn, cố định.
- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng ở tủ quần áo để người cao tuổi có thể dễ dàng tìm kiếm đồ dùng cần thiết mà không phải lần mò trong bóng tối.
- Thiết lập hệ thống chiếu sáng xung quanh nhà, cổng ra vào để thuận tiện cho việc mở khóa, di chuyển.
- Ưu tiên sử dụng bóng đèn LED thay cho bóng đèn halogen, bóng đèn sợi đốt vì độ an toàn cũng như khả năng tiết kiệm điện của bóng đèn LED là tối ưu nhất hiện nay.
- Lắp đặt hệ thống chiếu sáng ở cầu thang, hành lang giúp việc di chuyển an toàn và thuận tiện hơn.