Bệnh hen suyễn: Dấu hiện nhận biết và cách điều trị
Mẹo vặt - Ngày đăng : 14:12, 28/02/2022
Bệnh hen suyễn là gì? Bị bệnh hen suyễn thì nên kiêng ăn gì để tránh bị lên cơn hen. Hãy đọc bài viết này để biết được câu trả lời nhé!
Khi cơ thể của chúng ta mắc phải bệnh gì đó, chúng ta cần phải có chế độ ăn phù hợp cho từng loại bệnh khác nhau để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh việc bệnh bị tái phát. Bệnh hen suyễn cũng không ngoại lệ, chúng ta cần phải chú ý chế độ ăn uống và một số việc khác để tránh lên cơn hen. Sau đây là một số lưu ý mà Báo Đắk Nông muốn chia sẻ với bạn. Cùng xem nhé!1 Bệnh hen suyễn là gì?
Bệnh hay suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở thu hẹp lại và sưng lên, tiết ra nhiều chất nhầy khiến bạn cảm thấy khó thở hoặc kích thích cơn ho. Một vài trường hợp hen suyễn chỉ là một vấn đề hơi bất tiện. Nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, hen suyễn gây cản trở trong cuộc sống và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
2 Ai có thể bị mắc hen suyễn?
Hen suyễn được biết đến là bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, nhất là người lớn tuổi. Hen suyễn sẽ dễ mắc bệnh ở những đối tượng gồm:- Mắc những bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp.
- Bị chàm, dị ứng.
- Do bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh hen suyễn.
- Người sống trong môi trường bị ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất.

3 Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi cơ thể người. Sau đây là một số triệu chứng thường thấy ở người mắc bệnh hen suyễn:- Thở nông, hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp.
- Tức hoặc đau ngực.
- Thở khò khè.
- Không thể ngủ do khó thở, ho hoặc thở khò khè.
- Khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các cơn ho và thở khó khè thường trở nặng hơn.

- Các triệu chứng diễn ra thường xuyên hơn và gây khó chịu.
- Mức độ khó thở tăng lên.
- Thường xuyên dùng ống hít cắt cơn hen hơn.
4 Hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn phần lớn sẽ ảnh hưởng lớn đến những sinh hoạt của người bệnh trong cuộc sống hằng ngày khi tái phát thường xuyên. Những cơn ho kéo dài có thể khiến người mắc bệnh khó chịu, mệt mỏi ban ngày, ban đêm thì mất ngủ.Mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hen suyễn cũng có thể khiến người tử vong ở tỉ lệ thấp. Chính vì vậy bạn cũng nên cẩn thận và có phương pháp điều trị đúng cách để không dẫn đến các biến chứng khác như: Suy hô hấp, xẹp phổi, khí phế thũng, viêm phế quản,...
Tham khảo:Bị hen suyễn khó thở nên làm gì, nên ăn gì và kiêng gì?
5 Cách điều trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn
Theo BSNT Nguyễn Văn Ngân cho biết: Bệnh hen suyễn không thể chữa dứt điểm được, chính vì thế một trong những nguyên tắc khi điều trị, ngừa hen suyễn là hạn chế tiếp xúc tối đa với những tác nhân gây bệnh này. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và kiểm soát được thì bệnh sẽ không nặng và có thể áp dụng các cách sau để giảm các triệu chứng khó chịu:- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Bệnh hen suyễn rất dễ tái phát nếu bạn dị ứng với một số loại thuốc, chính vì vậy bạn cần nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào và tránh tự mua thuốc để sử dụng điều trị bệnh.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh: Hen suyễn là bệnh dễ tái phát nếu bạn tiếp xúc với vật nuôi, khói thuốc, hóa chất, bụi, gián, một số loại thức ăn, cây trồng, phấn hoa, ẩm mốc,...Do đó, bạn nên đeo khẩu trang khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên và kiêng ăn những thực phẩm dị ứng.

- Tập thể dục và dùng các thực phẩm tăng sức đề kháng: Bạn cần tập thể dục để nâng cao sức khỏe cũng như nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và khoa học.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh: Trời lạnh bạn cần trang bị khăn, mũ, áo dày, găng tay,... để giữ ấm cho cơ thể và ngăn bệnh hen suyễn tái phát.
Tham khảo thêm 7 mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn tại nhà hiệu quả. Tuy vậy cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia trước khi dùng các mẹo này, đặc biệt nếu có dấu hiệu bất thường phải đưa đến cơ sở y tế ngay để thăm khám
6 Một số câu hỏi thường gặp về bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có lây không?
Hen suyễn là một căn bệnh không lây bởi không phải do virus hay vi khuẩn gây bệnh, nhưng nó có tính di truyền.Bệnh hen suyễn nên kiêng gì, ăn gì?
Khi mắc bệnh hen suyễn, bạn cần tăng cường dinh dưỡng, sức đề kháng, cũng như những vitamin, khoáng chất như: Vitamin C, vitamin D, Omega-3, magie, chất chống oxy hóa,...Để cải thiện sức khỏe khi bị hen suyễn, bạn cần phải lưu ý kiêng một số loại thực phẩm có thể gây phát cơn hen như:

7 Bệnh hen suyễn và viêm phế quản khác nhau thế nào?
Viêm phế quản cấp tính nếu được điều trị sớm sẽ khỏi sau 5-10 ngày, nhưng triệu chứng ho có thể kéo dài đến nhiều tuần sau đó. Bệnh viêm phế quản cấp tính có thể biến thành mạn tính nếu người bệnh hút thuộc và tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi thường xuyên. Viêm phế quản có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, nhất là những người có sức đề kháng kém.