Cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thủy và lưu ý khi trồng cây
Mẹo vặt - Ngày đăng : 11:19, 01/12/2022
Cây lưỡi hổ loại cây thường được trang trí trong nhà nhưng không phải ai cũng có thể biết và hiểu rõ về loại cây này. Vậy ý nghĩa, tác dụng và những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ là gì? Bách hoá XANH mời bạn đọc cùng theo dõi thông tin thú vị ngay sau đây nhé!
Để cuộc sống thêm xanh, và muôn màu thú vị, thì cây xanh luôn là một người bạn không thể thiếu. Cây xanh không chỉ đẹp, mà còn mang lại không khí trong lành. Lưỡi hổ là một trong số đó, góp phần tạo nên môi trường xanh đẹp cho cuộc sống thêm màu sắc.1 Cây lưỡi hổ là gì?



2 Ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ
Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.

3 Tác dụng của cây lưỡi hổ đối với sức khỏe

Cây lưỡi hổ trị hen suyễn
Với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng, sau đó lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.Cây lưỡi hổ trị bệnh đường tiêu hoá
Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.Cây lưỡi hổ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Nhiều người khi làm việc cả ngày tại văn phòng, thường có xu hướng mệt mỏi, căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giải tỏa đi áp lực công việc tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái.Cây lưỡi hổ giúp tạo giấc ngủ ngon
Khác với những loại cây khác vào ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Cây lưỡi hổ làm giảm dị ứng ở da
Cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá của cây nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm được dùng điều trị một số chứng dị ứng ở da. Khi da bị bỏng, rộp, hoặc cháy nắng thậm chí bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên để có thể sát khuẩn phòng chống hiệu quả.Cây lưỡi hổ giúp loại bỏ độc tố trong không khí
NASA công bố cây lưỡi hổ đã có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, vì cây có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.Không gian công cộng như các khu văn phòng ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, hay tại nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí được trong lành hơn. Việc trồng cây này sẽ giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn và giảm dần các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi do khí nhiễm khuẩn gây ra.4 Những lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

5 Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Tuổi gì?
Cây lưỡi hổ có màu xanh và viền vàng và đây đều là những gam màu tượng trưng cho mệnh Thổ và mệnh Kim. Vì thế cây lưỡi hổ sẽ giúp cho 2 mệnh này có được vận thế tốt, làm mọi việc thuận lợi và gặt hái được thành công. Khi lựa chọn trồng cây lưỡi hổ trong nhà thì cần chọn kích thước cây phù hợp với không gian và nên đặt cây ở hướng Nam.Ngoài ra cây lưỡi hổ theo phong thủy thì sẽ hợp với tuổi Ngọ sinh nhằm các năm: 1942, 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014.
6 Cách trồng và chăm sóc cây
Cách trồng cây lưỡi hổ
Cách trồng cây lưỡi hổ từ cây conKhi bạn thay chậu cây, bạn hãy tách những cây con ra và trồng vào một chậu nhỏ khác. Loại bỏ bỏ hết phần đất cũ và cắt bỏ những phần rễ khô, hư hỏng. Trồng cây con vào chậu, lấp đất và ấn chặt để cố định cây, tưới nước và chăm sóc cây như bình thường.Cách trồng cây lưỡi hổ bằng cách hom láChọn lá xanh và đẹp, cắt ngang sát gốc lá, chia thành từng khúc 5cm và để lá tự lành sẹo. Chôn các khúc lá xuống chậu sao cho đất lấp 1/2 lá, xịt nước để tạo độ ẩm cho cây phát triển. Để chậu ở nơi có nắng nhẹ và thoáng mát.Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng nhẹ nhàng, không quá gắt. Nhiệt độ phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của cây là 20-30°C, Không cần tưới nước thường xuyên cho cây lưỡi hổ, chỉ tưới cho đất đủ ẩm. Nếu muốn cây phát triển tốt thì trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bạn cần dùng phân đạm, phân lân, phân kali cho cây.7 Các hình ảnh cây lưỡi hổ cho ngày Tết


