Giá sầu riêng ngày 19/9: Giá sầu riêng tiếp tục diễn biến lạ
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 13:08, 19/09/2023
Cập nhật mới nhấtgiá sầu riêng hôm nay19/9/2023: Sầu Thái, sầu Ri6 đứng giá ở mức bao nhiêu?
Giá sầu riêng hôm nay tiếp tục diễn biến lạ khi kéo dài đà đi ngang liên tiếp nhiều ngày ở cả 3 khu vực trọng điểm; sầu Thái đẹp, xô có giá cao nhất 70.000-80.000 đồng/kg. Sầu riêng Ri6 hôm nay cũng ổn định, giá từ 45.000-59.000 đồng/kg...
Cụ thể, tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, mức giá này giữ ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu riêng Thái hàng đẹp lựa có giá 75.000-80.000 đồng/kg, loại này đi ngang so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 65.000-70.000 đồng/kg, loại này cũng không thay đổi so với giá hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, đi ngang so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, ổn định so với hôm qua.
Sầu riêng Thái hàng đẹp lựa có giá 75.000-80.000 đồng/kg, loại này ổn định giá so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 65.000-70.000 đồng/kg, loại này không tăng giá so với giá hôm qua.
Giá sầu riêng hôm nay 19/9, tại khu vực Tây Nguyên, sầu Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-58.000 đồng/kg, không thay đổi so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của ngày hôm qua.
Sầu riêng Thái đẹp lựa có giá 75.000-80.000 đồng/kg, mức giá này đi ngang so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 65.000-70.000 đồng/kg; loại này cũng không thay đổi so với giá hôm qua.
Dưới đây là bảnggiá sầu riêng hôm naytham khảo được thương lái thu mua tại vườn sầu riêng ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 19/9. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) cho biết nếu giữ được nhịp độ tăng trưởng như hiện tại, bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD/tháng thì ngành rau quả không chỉ hoàn thành mục tiêu 4 tỷ USD, mà còn có thể thiết lập kỷ lục 5 tỷ USD.
Trong bức tranh tươi sáng của ngành rau quả, sầu riêng đóng vai trò quan trọng và dự kiến đóng góp khoảng 30-35% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 1,7-1,8 tỷ USD.
Những thành tựu của ngành rau quả là không thể phủ nhận, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề ở thị trường Trung Quốc.
Bộ NNPTNT đã nhận được một số thông báo từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) liên quan đến vi phạm yêu cầu về kiểm dịch thực vật của các lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
Vào giữa tháng 8, Trung Quốc tiến hành kiểm tra vùng trồng, cơ sở đóng gói dừa tươi Việt Nam. Với các trường hợp vi phạm quy định kiểm dịch thực vật theo thông báo từ phía Trung Quốc, Bộ NNPTNT sẽ thực hiện tạm dừng đối với các mã số liên quan để điều tra nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp.
Do đó, Bộ này lưu ý bên cạnh việc đẩy mạnh cấp mã vùng trồng, các địa phương cũng cần kiểm soát tốt để hạn chế tối đa tình trạng gian lận mã số vùng trồng, ảnh hưởng đến thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu.
Bí quyết chăm sóc đúng cách cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái
Cách tỉa và thời điểm tỉa trái (quả):
Lần 1:Quả được 3-4 tuần sau khi hoa nở, tỉa những quả có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm quả, trái méo, trái bị sâu bệnh (để lại 6-8 quả/chùm).
Lần 2:Quả được 8 tuần sau khi hoa nở thì tỉa quả cong vẹo, dị dạng (để lại 3-4 quả/chùm).
Lần 3:Quả được 10 tuần sau khi hoa nở thì cắt tỉa những trái có hình dạng không đặc trưng của giống. Tạo thuận lợi cho phát triển cơm, kích thước và hình dáng trái. Chỉ để 2-3 quả/chùm, khoảng 70-120 quả/cây (tùy theo từng cây).
Trong trường hợp đang nuôi quả mà có hiện tượng rụng quả thì tiến hành tỉa bớt một số quả, ưu tiên tập trung dinh dưỡng để nuôi các quả còn lại (không còn hiện tượng rụng quả).
Bón phân nuôi quả:Bà con nên bón 1 kg NPK 20-20-10 + 0.5 kg Yara 15-15-15, mỗi tháng bón một lần siêu kẽm, và bón theo từng giai đoạn phát triển của trái.
Giai đoạn sau xả nhị khoảng 7-10 ngày:Phun xịt để tăng đậu trái (siêu đậu quả sầu riêng + Forcrop-B +Zeromix)
Giai đoạn trái to bằng ngón tay, khoảng 15-20 ngày:Phun xịt chống rụng trái (điều hòa sinh trưởng +Vinco 79+ Zeromix + Vitrobin + nhện đỏ).
Giai đoạn trái 0.7-1kg:Tiến hành dưỡng trái bằng cách bón phân 0,5 - 1 kg yara 15-15-15 + Biger.
Giai đoạn trái khoảng 2 kg:Bà con tiến hành bón gốc với 1kg yara 12-11-18/ gốc + Vino 79.
Giai đoạn dàn trái:Phun xịt (21-21-21/Forcrop 17-7-6 + Vitrobin + Classico), lưu ý 7-10 ngày sau xịt lai.
Giai đoạn lên cơm:Kali sỏi (Bayern), hữu cơ chuyên dụng (5 -10 kg/gốc)
Kết hợp phun xịt phân bón vi lượng Zeromix + Siêu kẽm thường xuyên + Biger, giúp lớn trái, đặc ruột và bảo vệ trái khỏi các tác nhân gây bệnh.
Giai đoạn trái được khoảng 80- 85 ngày tuổi:Tiến hành bỏ phân gốc BM (40% K2O, 6% MgO, 4 % S), bỏ 2 lần cho tới khi thu hoạch, mỗi lần bỏ 1 kg. Ngoài ra chúng ta nên kết hợp phun xịt phân bón lá Biger + Zeromix kết hợp xịt (Foscrop K + Vitrobin) cho mau lên cơm sầu riêng cộng chống thối trái.
Cứ 7-10 ngày xit 1 lần, xịt lần 2 chuyển sang xịt (Forcrop 4-16-28, 2-3 lần kết hợp với Forscrop K + Vitrobin + Classico).
Cuối giai đoạn nuôi trái nên chú ý xịt phòng trừ nấm bằngVitrobinthường xuyên.
Lưu ý:
Đối với giống sầu riêng Ri6 do thời gian thu hoạch sớm hơn sầu riêng Monthoong 15-20 ngày. Do vậy thời gian bón phân cho cây Ri6 giai đoạn nuôi trái cần sớm hơn so với giống Monthoong khoảng 10-15 ngày.
Giai đoạn trước khi thu hoạch không bón nhiều kali vì làm trái lâu chín, dễ bị sượng, chất lượng trái suy giảm.
Như vậy, quá trình chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái không hề đơn giản, để cây sầu riêng cho trái đạt năng suất cao và chất lượng tốt (không bị sượng), cần phải thực hiện các biện pháp quản lý và chăm sóc cây đúng cách, khoa học.
Thời gian cây sầu riêng nuôi trái, bà con cần chú ý bón phân đúng lúc và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Khi sử dụng các loại phân bón hóa học cần nắm vững vai trò của từng thành phần dinh dưỡng có trong phân và cả tình trạng phát triển qua từng giai đoạn của cây sầu riêng, để bón phân sao cho cân đối lượng đạm, lân và kali, cùng với các khoáng chất trung vi lượng cần thiết phù hợp với từng thời điểm cụ thể.