Cơ sở in ấn bao bì có cần giấy phép môi trường?
Chính sách - Ngày đăng : 07:21, 08/09/2023
Từ đó đến nay, quy mô hoạt động của cơ sở không thay đổi, nước thải sinh hoạt phát sinh của 60 công nhân, không có khí thải, chất thải nguy hại nhỏ hơn 100 kg/tháng, 1.200 kg/năm; chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày.
Cơ sở nằm ngoài khu công nghiệp nên nước thải xử lý qua bể tự hoại thoát ra kênh mương nội đồng, nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Bà Thúy hỏi, cơ sở của bà cần phải thực hiện thủ tục môi trường gì theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020?
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường quy định đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
"1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường".
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định:
"1. Xả nước thải vào môi trường là việc cá nhân, tổ chức xả các loại nước thải vào môi trường đất, nước dưới đất, nước mặt, nước biển bên trong và ngoài cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung".
Cơ sở có nước thải xử lý qua bể tự hoại thoát ra kênh mương nội đồng là trường hợp cơ sở có "phát sinh nước thải xả ra môi trường phải được xử lý" nên thuộc trường hợp phải có giấy phép môi trường.
Lưu ý, việc xả nước thải sinh hoạt ra môi trường phải đáp ứng quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.