Kinh tế

Mối lương duyên TP. Hồ Chí Minh và Tây Nguyên

Lê Phước - Nguyễn Lương 24/08/2023 14:01

Hơn 11 năm qua, TP. Hồ Chí Minh và vùng Tây Nguyên đã ký kết, triển khai nhiều chương trình hợp tác. Quá trình hợp tác mang lại nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương.

luong-duyen-tp.hcm-tay-nguyen.jpg

Hơn 11 năm qua, TP. Hồ Chí Minh và vùng Tây Nguyên đã ký kết, triển khai nhiều chương trình hợp tác. Quá trình hợp tác mang lại nhiều kết quả lớn, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương.

Tây Nguyên "hút" 82.000 tỷ đồng từ TP. Hồ Chí Minh

Tây Nguyên có vai trò, vị trí, tầm chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa. Ðây là vùng đất có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển.

Do đó, sự hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Tây Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững của các địa phương.

a1-hop-tac(1).jpg
TP. Hồ Chí Minh luôn là đối tác chiến lược của vùng Tây Nguyên thời gian qua (Đồ họa: N.T)

Theo đánh giá của lãnh đạo các tỉnh vùng Tây Nguyên và TP. Hồ Chí Minh, trong hơn 11 năm qua, chương trình hợp tác phát triển kinh tế, xã hội giữa hai bên đạt nhiều kết quả lớn.

Tất cả các lĩnh vực đầu tư, xúc tiến thương mại, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục, thông tin truyền thông… đều có sức lan tỏa mạnh mẽ.

Về thu hút dự án đầu tư, giai đoạn 2010 - 2021, các tỉnh Tây Nguyên đã thu hút 275 dự án đến từ các nhà đầu tư TP. Hồ Chí Minh. Tổng vốn đăng ký hơn 82.000 tỷ đồng.

thu-hut-dau-tu-vao-tay-nguyen1.jpg

Trong đó, tỉnh Ðắk Lắk thu hút 50 dự án, tổng vốn đăng ký 6.049 tỷ đồng. Tỉnh Ðắk Nông 27 dự án, tổng vốn đăng ký 1.918 tỷ đồng. Tỉnh Kon Tum 9 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 542 tỷ đồng.

Tỉnh Gia Lai thu hút 43 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 50 nghìn tỷ đồng. Tỉnh Lâm Ðồng có 146 dự án còn hiệu lực thực hiện, với tổng vốn đăng ký hơn 23,3 nghìn tỷ đồng.

Hiệu quả tại các địa phương

Các dự án triển khai hiệu quả đã góp phần tăng thu ngân sách, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm. Số lượng lao động các địa phương được giải quyết việc làm ngày càng tăng cao.

Đơn cử như tại tỉnh Ðắk Lắk, nhiều nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh đã được tạo điều kiện thuận lợi đầu tư một số dự án có quy mô lớn.

Trung tâm Metro Cash&Carry Buôn Ma Thuột, Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu Intimex, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim hay Khách sạn Sài Gòn-Ban Mê... là những dự án điển hình cho sự hợp tác này.

a1-nga-6(1).jpg
TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) là nơi diễn ra nhiều sự kiện xúc tiến, kêu gọi, thu hút đầu tư từ TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác

Về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, xúc tiến thương mại cũng đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tây Nguyên đã từng bước phát huy thế mạnh các loại nông sản chủ lực, quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả.

TP. Hồ Chí Minh đã triển khai thực hiện tốt vai trò kết nối cung, cầu hàng hóa giữa thành phố và các địa phương trong nước. Nhiều loại hàng hóa, nông sản vùng Tây Nguyên được tiêu thụ tại TP. Hồ Chí Minh.

Từ đây, các địa phương trong vùng Tây Nguyên đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, phân phối tiêu dùng bền vững.

anh-4-nong-san(1).jpg
Rau quả ở Tây Nguyên được tiêu thụ nhiều ở TP. Hồ Chí Minh
anh-1-lien-ket(1).jpg
Nông nghiệp Tây Nguyên đang có sự chuyển mình mạnh mẽ
anh-2-viec-lam(1).jpg
Các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ ngày càng nhiều
anh-3-chuyen-gia(1).jpg
Các chuyên gia nước ngoài đến hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân Tây Nguyên
a-img_3536(1).jpg
Nhiều địa phương đã hình thành các ngành hàng sản xuất nông nghiệp quy mô lớn

Lâm Ðồng hiện có 70 cơ sở sản xuất, sơ chế rau củ cung cấp cho các hệ thống siêu thị, chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Sản lượng hàng năm đạt hơn 37.000 tấn; trái cây khoảng 2.000 tấn và 60 tấn trà.

Toàn tỉnh có 42 dự án do các nhà đầu tư TP Hồ Chí Minh thực hiện, với tổng số vốn đăng ký hơn 9.000 tỷ đồng. Trong đó, có 11 dự án đã đi vào hoạt động, 20 dự án đã đưa vào hoạt động một phần.

Phát huy tiềm năng các địa phương

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh các địa phương, TP. Hồ Chí Minh và vùng Tây Nguyên tiếp tục liên kết hợp tác nhiều lĩnh vực.

Trong đó, những lĩnh vực trọng tâm được chú trọng như: kinh tế nông nghiệp, du lịch, y tế, giáo dục, kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư, thương mại…

a-dji_0919(1).jpg
Hạ tầng khu vực Tây Nguyên ngày càng đồng bộ, tạo thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư

Chính quyền, Nhân dân hai bên luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi, chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, vùng Tây Nguyên tới đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng, cả nước.

Với TP. Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị định hướng phát triển đến năm 2030 là thành phố dịch vụ, công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số của khu vực Ðông Nam Á.

Đến năm 2045, TP. Hồ Chí Minh trở thành trung tâm kinh tế tài chính, dịch vụ châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, có chất lượng cuộc sống cao...

a2-do-hoa-hop-tac.jpg
Các nội dung hợp tác chiến lược của TP. Hồ Chí Minh và Tây Nguyên (Đồ họa: V.D)

Để góp phần đạt mục tiêu này, từ nay đến năm 2025, lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên thống nhất tiếp tục ký kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế, xã hội trên các lĩnh vực trọng tâm.

Một số lĩnh vực hợp tác song phương ưu tiên giữa TP. Hồ Chí Minh với từng tỉnh vùng Tây Nguyên sẽ được triển khai theo lĩnh vực thế mạnh từng tỉnh.

Trong đó, các bên chú trọng đến nông nghiệp công nghệ cao, cây dược liệu, công nghiệp chế biến, năng lượng tái tạo, du lịch, liên kết tiêu thụ nông sản...

hop-tac-tp.hcm-tn2.jpg

Lê Phước - Nguyễn Lương

Lê Phước - Nguyễn Lương