Giá sầu riêng 14/8: Giảm đồng loạt, tranh mua tranh bán ở vùng trồng sầu riêng, dân nói "cò" làm loạn?
Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 11:55, 14/08/2023
Giá sầu riêng hôm nay 14/8: Giá sầu riêng Thái tiếp tục giảm từ 2.000 - 3.000 đồng/kg
Giá sầu riêng Thái, sầu riêng Ri6, sầu riêng Musangking, sầu riêng Chuồng Bò khu vực miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên hôm nay biến động giảm, sầu riêng Thái giảm, Ri6 cũng giảm.
Cụ thể: Tại khu vực miền Tây Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-60.000 đồng/kg, mức giá này ổn định so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-52.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Sầu Thái hàng đẹp lựa có giá 87.000-90.000 đồng/kg, loại này giảm 2 giá so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 80.000-85.000 đồng/kg, giữ ổn định so với hôm qua.
Tại khu vực miền Đông Nam bộ, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, giảm 1 giá so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giảm 2 giá so với hôm qua. Sầu Thái đẹp lựa có giá 87.000-90.000 đồng/kg, giảm 2 giá so với hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 78.000-83.000 đồng/kg giữ ổn định so với hai ngày qua.
Tại khu vực Tây Nguyên, sầu riêng Ri6 đẹp lựa có giá 55.000-59.000 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua; sầu riêng Ri6 xô có giá 45.000-50.000 đồng/kg, giữ nguyên so với giá của hai ngày qua.
Sầu Thái đẹp lựa có giá 87.000-90.000 đồng/kg, giảm 3 giá so với giá của ngày hôm qua; sầu riêng Thái mua xô có giá 78.000-83.000 đồng/kg; giữ ổn định từ hai ngày trước. Sầu riêng Musangking đẹp lựa vẫn có giá ổn định từ 130.000-150.000 đồng/kg.
Dưới đây là bảng giá sầu riêng tham khảo được thương lái thu mua tại vườn ở miền Tây Nam bộ, miền Đông Nam bộ, khu vực Tây Nguyên ngày 14/8. Tùy theo độ dài đường vận chuyển hay khu vực vận chuyển mà giá sầu riêng sẽ có sự chênh lệch ít nhiều.
Tây Nguyên mới chỉ bước vào đầu vụ thu hoạch sầu riêng nhưng đã xuất hiện tình trạng kẻ mua, người bán tranh nhau khiến cho giá sầu riêng lên xuống bất thường.
Tranh mua, tranh bán ở vùng trồng sầu riêng, "cò" đang làm loạn?
Nhiều nhóm "cò đất" chuyển sang làm "cò chốt giá sầu riêng" đã chốt giá sầu riêng một cách ồ ạt rồi sang tay kiếm lời. Có thể họ có nguồn tiêu thụ nhưng cũng có thể họ làm vậy để khiến thị trường sầu riêng loạn giá, sau đó quay sang áp đặt giá mua. Người nông dân khi thấy họ mua giá cao thì sẵn sàng bẻ cọc, chấp nhận bán cho họ mặc dù không biết những người này là ai.
Trao đổi với báo chí, bà Ngô Tường Vy (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu ở huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) cho hay, việc nông dân hủy hợp đồng cọc đã làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như tình hình kinh tế tài chính của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể lấy lý do nông dân bẻ cọc để hủy hợp đồng với đối tác vì sẽ phải bồi thường và cái thiệt hại lớn nhất là uy tín, thương hiệu.
Theo bà Vy, trái sầu riêng khá đặc thù chỉ thu hoạch trong một thời gian ngắn, nếu 'cò' đặt cọc rồi mà không đến thu mua thì người nông dân cũng sẽ dễ bị thua lỗ, lúc đó không biết bán cho ai.
Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng tỉnh Đắk Lắk cho biết, tình hình thu mua sầu riêng trên địa bàn tỉnh đang rất “nóng”.
Trong tháng 7 vừa qua, Hiệp hội đã tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân, thông tin về thị trường, giá cả, tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng của các nước, diễn biến tiêu thụ sầu riêng ở các tỉnh vừa trải qua mùa thu hoạch.
Hiệp hội khuyến cáo, nông dân trồng sầu riêng theo dõi sát thông tin thị trường và vườn cây, đợi vườn cây đủ ngày tuổi rồi chốt giá và bán. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị chính quyền từ huyện đến thôn, buôn tích cực vào cuộc theo dõi, có giải pháp can thiệp kịp thời tình trạng “tranh mua, tranh bán” như hiện nay. Bởi tình trạng chạy theo giá cả (thổi giá, nếu có) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành hàng sầu riêng.
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng sau thu hoạch
Vườn sầu riêng sau thu hoạch sẽ suy yếu, cần được chăm sóc đúng cách để cây mau hồi phục, chuẩn bị cho vụ trái tiếp theo xanh tốt.
Tỉa cành sửa tán
Sầu riêng không ra hoa ở ngọn mà ra hoa mang trái trên thân và cành chính, vì vậy tỉa cành giữ lại những cành khỏe mạnh cách mặt đất trên 50cm sau thu hoạch. Cắt bỏ cành khô, cành bị sâu bệnh, ốm yếu bị che khuất trong tán và những cành mọc không đúng vị trí theo mong muốn của nhà vườn.
Sau khi tỉa, những vết cắt có đường kính trên 1 - 2cm cần được quét sơn, vôi hoặc thuốc trừ nấm hay dùng băng keo nilon bịt vết cắt sao cho không thấm nước.
Sau mỗi lần cắt phải dọn vệ sinh cành, nhánh đã cắt để hạn chế mầm bệnh phát tán, có thể dùng vôi bột pha nước quét lên thân cây từ mặt đất đến khoảng 1m. Khi cây quá cao (trên 7m) cần cắt ngọn để hảm bớt chiều cao thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hoạch.
Khai thông rãnh thoát nước trong vườn sầu riêng
Trồng sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long, do đất có địa hình thấp và nhiều sét nên rút nước chậm trong mùa mưa làm cho việc rửa độc chất kém hiệu quả, do vậy phải làm rãnh và khai thông mương thoát để nước rút được nhanh.
Kích thước rãnh tùy theo kích thước líp, nếu líp khoảng 6m thì mương vườn là đường thoát nước chính, chỉ cần làm rãnh ngang (rãnh như xương cá để nước thoát xuống mương); còn líp rộng hơn thì phải làm rãnh thoát nước giữa 2 hàng cây, rãnh có kích thước ngang 30 - 40cm và sâu 40 - 50cm.
Trồng sầu riêng ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, mặc dù đây là vùng đồi núi có địa hình cao, nhưng tình trạng úng cục bộ vẫn xảy ra ở vườn sầu riêng vào mùa mưa.
Cần phải khai thông mương rãnh để đất vườn luôn khô ráo, thông thoáng. Rễ sầu riêng ăn bàng lên mặt đất là dấu hiệu rễ thiếu oxy do úng nước trong đất.
Thau rửa các chất độc tồn dư trong đất
Trong thâm canh, đất vườn sầu riêng dễ bị chua hóa. Bên cạnh đó, ở những vùng đất chua, phèn, mặn các độc chất mao dẫn tích tụ trên tầng mặt trong mùa nắng cần được rửa bỏ. Bón vôi có tác dụng làm đất giảm chua, hạn chế ngộ độc sắt, nhôm và mangan cho cây.
Canxi trong vôi giúp đất phục hồi cấu trúc, ít bị nén dẽ, thấm nước tốt. Ngoài ra vôi còn ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong đất, phát huy hiệu lực của phân hữu cơ và cung cấp dưỡng chất canxi cho cây.
Có thể bón 300 - 500kg vôi/ha, tốt nhất là bón 100 - 150 kg/haĐầu TrâuMặn-Phèn bằng cách rải đều trên mặt đất, xới nhẹ cho phân trộn đều vào lớp đất mặt rồi tưới nước hay chờ mưa để rửa các độc chất. Trong phân Đầu Trâu Mặn-phèn có nhiều canxi để đuổi mặn và chất lân để hạ phèn.
Bón phân cho cây sầu riêng sau thu hoạch
Bón phân hữu cơ: Mặc dù hàm lượng dưỡng chất trong phân hữu cơ ít nhưng cung cấp cân đối một cách từ từ cho cây. Phân hữu cơ còn làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân vô cơ, cải thiện cấu trúc của đất, giữ nước và làm tăng mật số vi sinh vật có lợi trong đất.
Ngoài ra, phân hữu cơ còn kích thích cây trồng phát triển. Có thể bón phân hữu cơ truyền thống ủ từ rơm rạ, bả bùn, bả mía, mụn dừa, phân chuồng, phân xanh... với liều lượng từ 10 - 20 tấn/ha. Phân được bón bằng cách dùng cuốc răng xới nhẹ mặt liếp quanh gốc theo hình chiếu của tán cây.
Bón phân vô cơ: Để có năng suất và chất lượng cao, sầu riêng cần được bón phân vô cơ sau thu hoạch để cây mau phục hồi. Xới đất thành băng xung quanh gốc theo hình chiếu của tán, rộng khoảng 50cm và sâu khoảng 10cm. Nếu liếp trồng hai hàng và cây đã giáp tán thì xới một băng dài giữa liếp và băng xương cá giữa 2 cây trên hàng. Bón phân vào những băng đã xới.
Phân NPK bón cho cây giai đoạn này cần có tỷ lệ N cao để tạo cơi đọt, bằng cách trộn 2 phần urê + 2 phần DAP + 1 phần KCl.