Trường hợp nào cần gộp sổ bảo hiểm xã hội?
Chính sách - Ngày đăng : 06:51, 23/04/2023
Vậy bà Mai có cần làm thủ tục gộp sổ BHXH không và có ảnh hưởng gì đến quá trình tham gia BHXH không? Hiện nay bà tra cứu trên phần mềm VissID thì chỉ thấy thể hiện tháng 3/2023 bà đóng BHXH mà không thấy quá trình trước đó?
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Theo Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/06/2020 của BHXH Việt Nam hướng dẫn các trường hợp gộp sổ BHXH như sau:
Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới
“Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có);
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
* Về nộp hồ sơ tại Tiết c, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 31 văn bản hợp nhất 2089/VBHN-BHXH nêu trên quy định:
“c) Các trường hợp cấp lại, gộp sổ, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH: kê khai hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 27 và nộp hồ sơ như sau:
- Người đang làm việc nộp cho đơn vị nơi đang làm việc hoặc nộp cho cơ quan BHXH.
- Người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đề nghị cấp lại, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH: nộp cho cơ quan BHXH trên toàn quốc”.
Do bà không cung cấp đầy đủ thông tin: mã số BHXH, số CCCD/CMND, họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại liên hệ,… nên BHXH Việt Nam không có cơ sở tra cứu hệ thống dữ liệu để trả lời cụ thể. Bà Mai có thể liên hệ đến cơ quan BHXH địa phương để được hỗ trợ..