Văn hóa

Giữ lửa nghề truyền thống

Nam Nguyễn 14/04/2023 05:31

Các dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ M’nông, Mạ, Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có bản sắc văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng. Trong đó, các nghề và sản phẩm nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần, sinh hoạt, kinh tế đối với đồng bào.

Hiện nay, đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê còn lưu giữ và trao truyền những giá trị độc đáo của nghề dệt thổ cẩm, đan lát, làm rượu cần,... cho các thế hệ trẻ. Việc duy trì nghề truyền thống không chỉ mang lại thu nhập giúp cải thiện đời sống cho gia đình mà quan trọng hơn là để giữ gìn và truyền lại bản sắc văn hóa dân tộc, tạo nên giá trị văn hóa trong từng sản phẩm.

img_1482(1).jpg
Đan lát là một nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời của người M’nông. Với đôi bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân người M’nông trên địa bàn tỉnh đã tạo ra các sản phẩm như: gùi, nia, rổ, dụng cụ đánh bắt cá và các vật dụng khác phục vụ trong đời sống hằng ngày của gia đình...
img_8095(1).jpg
Ngày nay, nghề đan lát truyền thống của người M’nông không còn phổ biến nhiều như trước nữa mà vẫn tồn tại ở quy mô mỗi một thôn, bon chỉ có vài nghệ nhân biết đan lát.
img_0540(1).jpg
Tổ hợp tác (THT) sản xuất rượu cần bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đang giã bánh men để ủ rượu.
img_0714(1).jpg
Rượu cần bon Bu N’Drung được làm từ men ủ rượu từ nhiều loại lá và vỏ cây rừng. Gạo sử dụng nấu là loại nếp cái hoa vàng, gạo lứt hay gạo mà bà con trong bon trồng được. Các thành viên sản xuất theo quy trình lên men tự nhiên, tạo ra loại thức uống mang đậm hương sắc núi rừng.
img_0701(1).jpg
Nghề làm rượu cần truyền thống của các dân tộc bản địa ở Đắk Nông có sức sống lâu bền trong cuộc sống hiện đại. Những ché rượu cần được ủ từ thứ men của núi rừng, mang hương vị đặc trưng của đồng bào (DTTS).
dsc_4604(1).jpg
Các nghệ nhân tham gia tập huấn thổ cẩm nhằm trao đổi và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
img_0218(1).jpg
Nghề dệt thổ cẩm gắn bó với người phụ nữ M'nông từ lâu đời. Ngày trước tấm thổ cẩm được làm nên từ sợi bông ở rẫy gần rừng xa; dệt thành chiếc áo, chiếc váy, chiếc khăn, chiếc khố, tấm choàng... Sau này, có nhiều sợi vải, chỉ len công nghiệp thay thế nguyên liệu thủ công, thổ cẩm vẫn được gìn giữ và trao truyền.
093122img_2189(1).jpg
Trung tâm Đào tạo giáo dục việc làm huyện Đắk Glong tổ chức lớp dệt thổ cẩm ở Đắk Som.
z4260651984248_cf7e651375fe89d2a9ff6eb090de9485(1).jpg
Nghệ nhân H’Ding cho biết việc truyền dạy thổ cẩm không chỉ là dịp để nâng cao tay nghề mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
img_3021(1).jpg
Các thành viên Tổ hợp tác dệt thổ cẩm bon Pi Nao miệt mài bên khung cửi.
_dsc5089-1-.jpg
Các buổi truyền dạy và thực hành nghề dệt thổ cẩm truyền thống góp phần phục hồi nhiều nét văn hóa, tập tục sản xuất và sinh hoạt độc đáo của đồng bào (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Qua đó giúp người dân sản xuất ra những mặt hàng thiết yếu, chất lượng đang được thị trường ưa chuộng và góp phần giúp đồng bào (DTTS) có thêm công việc ổn định, tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình.
img_6749(1).jpg
Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất đã nhạy bén chuyển hướng, bắt nhịp với xu thế, thay đổi mẫu mã, áp dụng công nghệ, chuyển đổi số… Đặc biệt, các nghệ nhân bon Đắk Sắk, xã Đắk Sắk (Đắk Mil) đã biết ứng dụng máy may đưa sản phẩm thổ cẩm may váy áo cách tân, cho ra các sản phẩm với giá cả hợp lý để khách hàng nào cũng có thể tiếp cận được.
img_8244(2).jpg
Độc đáo các sản phẩm thổ cẩm.

Nam Nguyễn