Căn cứ xác định thôn đặc biệt khó khăn
Chính sách - Ngày đăng : 08:57, 03/04/2023
Bà Minh cũng muốn biết, khi tính thời gian hưởng trợ cấp chuyển vùng theo Điều 8 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu thì thời gian cán bộ viên chức công tác ở xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP có được cộng dồn vào thời gian công tác ở vùng đặc biệt khó khăn hay không?
Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã quy định cụ thể vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (gồm: Các thôn, buôn, xóm, bản làng, phum, sóc, ấp… gọi chung là thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ).
Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP đã quy định cụ thể đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh Quảng Ngãi thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Vì vậy, đề nghị bà Lê Thị Kim Minh liên hệ với cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Ngãi (Sở Nội vụ) để được giải đáp.