Những "đôi mắt" rừng
Bu N'đâr

2-1179x645.jpeg
171121163638img_1751(1).jpg
092858dsc_6218-3008x2000(1).jpeg
2-min-7-1-.jpg
1920x1080-3.png
1920x1080-0.png
1920x1080-4.png
2-min-7-1-.jpg

Rừng cộng đồng ở bon Bu N'đâr, xã Quảng Tâm (Tuy Đức) được giữ vững, không bị xâm phạm, tàn phá và luôn xanh tốt là nhờ nỗ lực, tinh thần đoàn kết giữ rừng và luôn coi rừng như mái nhà chung của cộng đồng người M’nông.

GIỮ RỪNG ĐỂ BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC, CỘI NGUỒN

Theo ông Điểu Lanh (SN 1956), một người lớn tuổi và có nhiều năm tham gia bảo vệ rừng cộng đồng bon Bu N’đâr chia sẻ: Chính tại khu rừng này là nơi xưa kia bon Bu N’đâr cũ ở, là nơi sinh sống của các thế hệ cha ông chúng tôi. Bà con, bon làng thuở ấy sinh sống dựa vào núi rừng là chính. Ngoài các loại hoa màu trồng được như lúa rẫy, ngô, khoai thì rừng cung cấp nước uống từ khe suối, cho rau rừng, măng, cá suối, thịt thú rừng; rừng cho cây lấy gỗ làm nhà, che trở bon làng…

092846dsc_61977-1619x1385.jpeg
Ông Điểu Lanh (ngoài cùng bên trái) là người tham gia quản lý, bảo vệ rừng cộng đồng bon Bu N'đâr đầu tiên

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bà con bon Bu N’đâr ở trong rừng này đã tham gia nuôi giấu, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho cán bộ cách mạng và bộ đội. Sau đó bị phát hiện, năm 1960, địch đã bắt bà con phải dời bon ra ngoài địa điểm hiện nay để dễ quản lý.

171135163655img_1799.jpg
Xác định vị trí, ranh giới trên bản đồ trước khi đi tuần tra, bảo vệ rừng

Khi rời nơi ở cũ mà bao đời cha ông đã sinh sống để về nơi ở mới, bà con ai nấy đều buồn lắm. Nhưng có một nỗi buồn hơn hết là khi bà con rời đi thì rừng bị tàn phá. “Những cây cổ thụ hàng chục người ôm không hết và rất nhiều cây lớn nhỏ khác bị đốn hạ để lấy gỗ, nhiều người còn phá rừng để lấy đất sản xuất…”, ông Điểu Lanh cho biết thêm.

phat-ngon-1.jpeg

Năm 2000, hưởng ứng chủ trương của Nhà nước giao cho bà con quản lý, bảo vệ rừng. Đồng bào M’nông bon Bu N’đâr đã nhận giao khoán 275 ha rừng để chăm sóc và bảo vệ; Thành lập Ban quản lý bảo vệ rừng cộng đồng gồm 3 tổ, 3 chốt bảo vệ với 39 thành viên thay nhau đi tuần tra, bảo vệ rừng.

Ban quản lý rừng thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ rừng, không chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; xây dựng các bản hương ước, quy ước có tính “pháp chế” của cộng đồng để cùng nhau giữ rừng.

171056163622img_1714.jpg
Thường xuyên đi tuần tra, bảo vệ rừng

Bên cạnh các bản quy ước, hương ước, luật bảo vệ rừng của Nhà nước, các thành viên trong Ban quản lý rừng cộng đồng còn thường xuyên động viên, nhắc nhở người dân: "Rừng của tổ tiên để lại, từng che chở, bảo vệ cha ông, cách mạng trong những năm kháng chiến chống giặc. Rừng cũng đã nuôi sống và cho chúng ta rất nhiều lợi ích như rau, măng... Thế hệ con cháu chúng phải nhớ dù thế nào cũng không được phá rừng, phải bảo vệ rừng, giữ rừng không để mất rừng”.

1(1).jpg
Các thành viên bảo vệ rừng trồng thêm cây xanh xung quanh chốt bảo vệ rừng của mình

Theo ông Điểu Bích, phó Ban quản lý rừng cộng đồng bon Bu N’đâr thì tất cả các thành viên tham gia quản lý, đều bám vào các điều, khoản quy định trên mà thực hiện. Nhờ vậy công tác quản lý rừng cộng đồng của bon được thực hiện bài bản, mọi người thực hiện một cách nghiêm túc. Vì thế, diện tích rừng của bon nhận giao khoán được bảo vệ tốt, không bị chặt phá, lấn chiếm.

171144163618img_1710-4096x2731(1).jpeg
Ông Điểu Bích (bên trái) đánh dấu ranh giới lâm phần rừng cộng đồng

Đồng bào M’nông ở đây còn xây dựng luật tục, chặt một cây to thì phải trồng một trăm cây nhỏ. Rừng là nơi ở của các vị thần linh sông, núi… và tổ tiên chúng ta. Không có rừng thì con người sẽ chết. Cái lý của họ đơn giản là vậy, nhưng họ luôn nỗ lực bảo vệ rừng. Tuy mỗi một năm Nhà nước chỉ trả thu lao cho những người bảo vệ rừng là khoảng 500.000 đồng/ha. Nhưng dù không có số tiền trên thì người M’nông bon Bu N’đâr vẫn tích cực bảo vệ tích rừng được nhận giao khóan trên.

Qua nhiều năm, nhận thấy việc bảo vệ rừng tốt nên năm 2020, cơ quan chức năng tiếp tục giao hơn 800 ha rừng để bon Bu N'đâr quản lý. Hiện tại, bon Bu N'đâr đang quản lý, bảo vệ 1.080 ha rừng cộng đồng, thuộc 4 tiểu khu (1489, 1490, 1501 và 1495).

Bên cạnh vận động bà con thực hiện tốt các quy định trong luật Bảo vệ rừng, quy ước, hương ước cấm chặt phá, lấn chiếm đất rừng, các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng còn tuyên truyền, vận động bà con hãy tích cực giữ rừng vì rừng cho rau, cá, măng, gỗ làm nhà; giữ rừng là bảo vệ quê hương đất nước, bảo vệ nơi ở cho các vị thần linh và tổ tiên của chúng ta. Từ những cách làm đơn giản, sử dụng một phần luật tục kết hợp Luật bảo vệ rừng để tuyên truyền, vận động bà con nên hiệu quả rất cao, rừng được giữ nguyên diện tích.

171107163628img_1729.jpg
Làm tốt công tác bảo vệ nên rừng cộng đồng bon Bu N'đâr còn giữ được nhiều cây to có giá trị 

GIỮ RỪNG BẰNG CẢ TÌNH THƯƠNG

Để quản lý, bảo vệ được 1.080 ha rừng không phải việc đơn giản. Dân di cư từ nhiều nơi kéo đến. Kẻ lén lút vào rừng săn bắt động vật trái phép, người chặt phá, lấn chiếm đất rừng để lấy đất sản xuất, lấy đất làm nhà ở. Thậm trí có những hộ dân canh tác gần bìa rừng còn cố tình lấn chiếm đất rừng ở ngay phần giáp ranh giới.

092855dsc_62077-2283x1694.jpeg
Tổ chức đi tuần tra, bảo vệ rừng thường xuyên, liên tục

Theo một vị đại diện Ban quản lý rừng cộng đồng Bu N’đâr cho biết: “Ban quản lý rừng có 3 chốt, cắt cử hơn 30 người luôn phiên trực ngày đêm và chia ra nhiều tổ thường xuyên đi tuần tra, bảo vệ rừng. Bà con dân di cư về đây cũng là vì mưu sinh. Thế nhưng phá rừng là trái pháp luật. Chúng tôi giữ rừng không chỉ để cho bon làng chúng tôi mà là cho tất cả mọi người. Chúng tôi đã gặp một số người đi săn bắn, chặt phá rừng để tuyên truyền, vận động. Có người thì nghe, có người thì không chịu hợp tác. Chúng tôi phải báo chính quyền, phối hợp ngăn chặn, xử lý”.

Bên cạnh đó, mặc dù ranh giới đã được phân chia rõ rằng theo khe suối, sóng lưng đồi hay những gốc cây lớn và đã đánh dấu bằng sơn đỏ trên các thân cây gỗ làm ranh giới. Thế nhưng những mốc giới đó vẫn bị cá nhân, tổ chức lấn chiếm đất rừng bằng cách chặt bỏ những cây to làm ranh giới hoặc chặt phá các cây gỗ có xịt sơn đỏ đánh dấu ranh giới. Khi không thấy cán bộ bảo vệ rừng đi tuần tra thì họ tranh thủ lấn chiến mỗi lần khoảng vài mét vào rừng cộng đồng.

Trước tình hình đó, năm 2021, Ban quản lý rừng cộng đồng bon Bu N’đâr đã xin phép cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí để đầu tư mua hàng chục cọc bê tông về chôn cách nhau khoảng 15-20 mét/cột mốc dọc đường ranh giới giữa rừng cộng đồng với đất rừng hoặc rẫy của các tổ chức, cá nhân, công ty khác. Từ đó đến nay, diện tích rừng cộng đồng của bon được giữ vững, không bị kẻ xấu chặt phá, lấn chiếm trái phép.

171050163612img_1704.jpg
Ban quản lý rừng cộng đồng tổ chức cắm cột mốc làm ranh giới để các tổ chức, cá nhân, công ty khác không lấn chiếm đất rừng bảo vệ

Lâm tạc ngày càng manh động, liều lĩnh, chúng sẵn sàng chống trả những người bảo vệ rừng. Công việc bảo vệ rừng vất vả, thù lao thì không được bao nhiêu. Nếu như bảo vệ rừng là việc làm có thêm thu nhập thì các thành viên bảo vệ rừng cộng đồng bon Bu N’đâr có thể làm nhiều việc khác đơn giản, đỡ nguy hiểm hơn nhiều lần. Nhưng họ vẫn chọn giữ rừng, đơn giản vì rừng là sự sống còn của bon làng.

phat-ngon-3.jpeg

Được chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt, giờ đây rừng của bon N'đâr ngày càng xanh tốt, góp phần quan trọng nâng tỷ lệ che phủ rừng của xã Quảng Tâm nói riêng và toàn huyện Tuy Ðức nói chung.

Việc giao rừng cho cộng đồng là bước chuyển từ hình thức lâm nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp cộng đồng theo định hướng xã hội hoá công tác bảo vệ rừng. Mô hình này đạt hiệu quả hơn và giảm dần chi phí đầu tư của Nhà nước trong lĩnh vực lâm nghiệp. Việc giao rừng cho cộng đồng cũng sẽ góp phần làm thay đổi tập quán quản lý bảo vệ rừng của người dân địa phương, do đó người dân sẽ giữ rừng tốt hơn.

171113163633img_1742.jpg
Quản lý, bảo vệ tốt nên rừng luôn xanh tốt với nhiều lớp khác nhau

Năm 2000, hưởng ứng chủ trương của Nhà nước giao cho bà con quản lý, bảo vệ rừng. Đồng bào M’nông bon Bu N’đâr đã nhận giao khoán 275 ha rừng để chăm sóc và bảo vệ; Thành lập Ban quản lý bảo vệ rừng cộng đồng gồm 3 tổ, 3 chốt bảo vệ với 39 thành viên thay nhau đi tuần tra, bảo vệ rừng.

Ban quản lý rừng thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ rừng, không chặt phá, đốt rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép; xây dựng các bản hương ước, quy ước có tính “pháp chế” của cộng đồng để cùng nhau giữ rừng.

Minh Huyền