Nghị quyết và cuộc sống

Tăng tốc phát triển nguồn nhân lực

Đức Diệu 15/12/2022 15:33

Ngày 10/8/2011, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhằm cụ thể hóa Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

avatar-nguon-nhan-luc.png

Nâng cao trình độ học vấn làm căn cơ

Ngày 10/8/2011, Tỉnh ủy Đắk Nông ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU, về phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết nhằm cụ thể hóa Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020.

Sau khi Nghị quyết 05 được ban hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến cán bộ chủ chốt của tỉnh; đồng thời, chỉ đạo các huyện ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh quán triệt Nghị quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên để triển khai thực hiện. Việc học tập, quán triệt Nghị quyết 05 được các địa phương, đơn vị tổ chức nghiêm túc và kịp thời.

do-hoa-giao-duc.png

Trên cơ sở nghiên cứu, quán triệt nội dung Nghị quyết 05, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, đơn vị, địa phương đã cụ thể hóa Nghị quyết thành các đề án, kế hoạch, chương trình hành động và tổ chức triển khai thực hiện.

133420hinh-1(1).jpg
Đắk Nông đã đạt được nhiều kết quả về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Việc nâng cao trình độ học vấn là một trong những mục tiêu quan trọng để làm tiền đề, cơ sở cho đào tạo nghề nghiệp, phục vụ nguồn nhân lực có chất lượng cho các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn.

Toàn tỉnh hiện nay đã hoàn thành chỉ tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập THCS xã, phường, thị trấn; tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo năm 2011 là 18.970 em, đến năm 2021 là 41.211 em, đạt 99,3%. Sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo tăng 32,8%.

hong-va-tim-mau-chuyen-tiep-hai-huoc-bai-dang-instagram-ve-tinh-yeu-2-.jpg

Với đặc điểm là địa bàn có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao so với tỷ lệ bình quân cả nước, việc tăng cường phổ cập tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số luôn được chú trọng. Hiện nay, tỷ lệ học sinh khá giỏi môn tiếng Việt tăng từ 36,3% năm 2011 lên 67,2%, năm 2021. Tỷ lệ học sinh yếu giảm từ 11,46% xuống còn 3,7%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tăng từ 97,62% (năm 2012) lên 99,12% năm 2021. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được duy trì ở mức cao so với năm 2012.

nghi-quyet-nguon-nhan-luc-da-sua.jpg

Công tác tổ chức phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS được duy trì liên tục, trình độ học vấn của những người từ 15 tuổi trở lên từng bước được cải thiện (đạt 79,8%). Hiện nay, trình độ học vấn của nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao, số người chưa biết chữ giảm dần. Năm 2011, Đắk Nông có 3.645 người không biết chữ (chiếm 2,93% dân số), đến năm 2021 giảm xuống còn 1.453 người (chiếm 0,7% dân số). Số người không biết chữ trong độ tuổi lao động tham gia vào lực lượng lao động trong các ngành kinh tế giảm dần, những người này chủ yếu làm việc ở khu vực nông thôn. Số người có trình độ học vấn tốt nghiệp THPT từ 42.940 người (năm 2011) tăng lên 86.546 người (năm 2021).

anh-thanh-nien.jpg

Quan tâm khu vực nông thôn

Đắk Nông là tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp, lực lượng lao động tham gia sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế hiện nay là 387.949 người. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 81,4%; công nghiệp - xây dựng chiếm 3,77%; dịch vụ chiếm 14,83%.

do-hoa-cac-nganh-kinh-te.png

Qua gần 10 năm thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực, tỷ lệ lao động trong toàn tỉnh đã qua đào tạo chiếm 37,4%. Tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn tiếp tục giảm, cơ cấu lao động có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, tăng dần tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng - khai khoáng và giảm dần trong lĩnh vừa nông lâm, thủy sản.

175456lua-mac-ca(1).jpg
Lực lượng lao động nông thôn đang từng bước chuyển dịch sang lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được chú trọng. Từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh đã đào tạo nghề cho gần 60.000 lượt lao động nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận lao động, nâng cao tay nghề, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Các ngành nghề đào tạo cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân, bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phát huy, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện cho các ngành nghề truyền thống phát triển, có cơ hội cạnh tranh với thị trường.

1(2).jpg

Tuy nhiên, theo đánh giá, chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn vẫn chưa tạo được bước đột phá như mong đợi. Sự chuyển dịch lực lượng lao động từ nông nghiệp thuần túy sang phi nông nghiệp vẫn còn chậm, thiếu cân đối. Công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp chưa phát huy tốt hiệu quả, yêu cầu của nền kinh tế địa phương.

duong-vao-bien-ho-voi-rung-thong-xanh-mat-hai-ben-loi-di-1-2000x1600.jpg

Các chương trình đào tạo nghề cũng mới tập trung vào chiều rộng, giải quyết nhu cầu trước mắt về phổ cập nghề nghiệp nông thôn mà thiếu sự điều tra, khảo sát, lập kế hoạch đào tạo nghề theo nhóm nhu cầu, ngành, lĩnh vực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn. Trong khi đó, khu vực nông thôn có tỷ lệ lao động lớn, là nguồn lực phục vụ cho các ngành kinh tế khác của

Đón đầu 4 ngành kinh tế mũi nhọn

Phân tích từ những thành quả đạt được cũng như đề xuất giải pháp "khỏa lấp các lỗ hổng" trong cơ cấu nguồn nhân lực, đồ án quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã chỉ ra những con số về nhu cầu nguồn lực lao động ở 4 ngành kinh tế mũi nhọn khá cụ thể để Đắk Nông có thể đón đầu bằng cách chuẩn bị từ công tác quy hoạch, định hướng đào tạo ngay từ bây giờ.

165355do-hoa-bai-nguon-nhan-luc-1920x1289.png

Trên cơ sở kịch bản đến năm 2030, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng hoàn toàn công nghệ cao đạt 15% giá trị nông sản, Đắk Nông sẽ cần đủ lao động nông nghiệp, nhất là lao động có trình độ. Trong đó, cần khoảng 60.000 lao động thường niên và khoảng 120.000 lượt lao động thời vụ. Phần đông lao động không cần qua đào tạo, tuy nhiên cần có kiến thức về kỹ thuật canh tác qua tuyên truyền, phối hợp với HTX, cán bộ nông nghiệp. Trong đó, cần khoảng 3.000 lao động có trình độ cao hơn để giúp vùng sản xuất tiếp cận kỹ thuật mới, liên kết với thị trường. Lực lượng này bao gồm cán bộ quản lý nông nghiệp, cán bộ HTX nông nghiệp, nông dân có trình độ hoặc đã qua đào tạo.

z3477081997045_db70d40e030105496fff74dd845c5770(1).jpg
Lực lượng lao động nông nghiệp ngày càng tiếp cần nhiều hơn với kỷ thuật canh tác cao

Ngoài ra, cũng cần trên 100 người lao động có chuyên môn để thực hành công tác quản lý, ứng dụng kỹ thuật như kỹ sư nông nghiệp, người chuyên ngành kế toán, kinh doanh.

Về chế biến nông sản, ước tính để sản xuất khoảng 400.000 tấn nông sản mỗi năm, bao gồm các mặt hàng chế biến sâu, lực lượng lao động chế biến nông sản cần khoảng 16.000 người, bao gồm nhân công thường niên và nhân công thời vụ.

Đối với ngành năng lượng tái tạo, ước tính sẽ đem lại khoảng 2.100 – 2.500 việc làm mới cho tỉnh Đắk Nông, với giả định là sẽ cần 5 công nhân/1 MW trong giai đoạn xây dựng công trình và sẽ tạo ra từ 7 – 11 việc làm lâu dài tại địa phương/100 MW. Trong đó, 1.600 việc làm mới mang tính chất ngắn hạn trong giai đoạn xây dựng; 500 – 900 việc làm mới mang tính chất dài hạn sau khi các dự án đưa vào vận hành.

175645img_0197(1).jpg
Khu vực chế biến đang ngày càng thu hút đông nguồn lực lao động tham gia

Ngành công nghiệp nhôm ước tính sẽ đem lại khoảng 6.700 việc làm mới cho tỉnh Đắk Nông trên cơ sở các đề xuất dự án hiện hữu. Đây là ngành có nhiều tiềm năng thu hút lượng lớn lao động có chất lượng về kỹ thuật, trình độ ở nhiều lĩnh vực. Vì vậy, công tác đào tạo, hướng nghiệp phải thực hiện ngay từ bây giờ để đón đầu cơ hội.

Đối với ngành du lịch, theo tỷ lệ nhu cầu lao động trên lượt khách du lịch, đến năm 2030, tỉnh Đắk Nông sẽ cần khoảng 2.000-2.300 nhân lực du lịch, chủ yếu phân bổ ở Khu du lịch sinh thái Tà Đùng và các khu du lịch ở huyện Cư Jút, Krông Nô.

Với những kịch bản cụ thể, Đắk Nông cần những chính sách rõ ràng, chủ động hơn trong lộ trình đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trên cơ sở nhu cầu thị trường. Một trong những lợi thế của Đắk Nông được các chuyên gia đánh giá đó là dân số trẻ, giúp bài toán về nguồn nhân lực tại chỗ sẽ dễ dàng hơn nếu tỉnh có đủ hạ tầng cần thiết về đào tạo nhân lực thời gian đến.

Đức Diệu