Toàn cảnh thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Dòng chảy thông tin - Ngày đăng : 14:56, 27/02/2023
TOÀN CẢNH THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT TẠI THỔ NHĨ KỲ VÀ SYRIA
Trận động đất ngày 6/2/2023 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50.000 người và đẩy hàng triệu người vào cảnh "màn trời, chiếu đất" trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt.
Trận động đất xảy ra như thế nào?
Khoảng 4 giờ 17 phút ngày 6/2/2023 (giờ địa phương), trận động đất có cường độ 7,8 đã làm rung chuyển miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây bắc Syria.
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), tâm chấn của trận động đất nằm ở độ sâu 24,1km, cách thành phố Nurdagi, tỉnh Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ 23km về phía đông.
Động đất cũng có thể cảm nhận được tại Cộng hòa Síp, thủ đô Cairo (Ai Cập) và thành phố Mosul (Iraq).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá đây là "thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất" trong vòng 100 năm qua tại châu Âu.
Có bao nhiêu dư chấn xuất hiện sau trận động đất này?
Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết trên kênh truyền hình nhà nước TRT Haber của Thổ Nhĩ Kỳ rằng, đã có 7.930 dư chấn sau trận động đất ngày 6/2 vừa qua.
Bao nhiêu người đã thiệt mạng do động đất?
Theo số liệu chính thức tính đến ngày 26/2, trận động đất đã cướp đi hơn 44.000 sinh mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Con số này tại nước láng giềng Syria là gần 6.000 người. Theo thống kê sơ bộ, trận động đất làm hơn 87.000 người tại 2 quốc gia này bị thương.
Đọc thêm:
>>>Vì sao trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria gây thương vong lớn?
>>>Phía sau bức ảnh cha nắm tay con gái đang nằm dưới đống đổ nát tại Thổ Nhĩ Kỳ
>>>Nhiều di sản bị tàn phá nặng nề sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ
Những người sống sót gọi điện cho người thân trong nỗi thất thần vẫn còn hiện rõ trên mặt. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Những người sống sót gọi điện cho người thân trong nỗi thất thần vẫn còn hiện rõ trên mặt. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai người đàn ông quen biết ôm nhau sau khi biết bạn mình đã an toàn gần tòa nhà bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/2/2023. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai người đàn ông quen biết ôm nhau sau khi biết bạn mình đã an toàn gần tòa nhà bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/2/2023. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai cảnh sát làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Antakya. Phía sau họ là hàng triệu mét khối đất đá, sắt thép. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai cảnh sát làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Antakya. Phía sau họ là hàng triệu mét khối đất đá, sắt thép. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Item 1 of 3
Những người sống sót gọi điện cho người thân trong nỗi thất thần vẫn còn hiện rõ trên mặt. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Những người sống sót gọi điện cho người thân trong nỗi thất thần vẫn còn hiện rõ trên mặt. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai người đàn ông quen biết ôm nhau sau khi biết bạn mình đã an toàn gần tòa nhà bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/2/2023. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai người đàn ông quen biết ôm nhau sau khi biết bạn mình đã an toàn gần tòa nhà bị sập ở Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 23/2/2023. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai cảnh sát làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Antakya. Phía sau họ là hàng triệu mét khối đất đá, sắt thép. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Hai cảnh sát làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự tại Antakya. Phía sau họ là hàng triệu mét khối đất đá, sắt thép. (Ảnh: Thành Đạt - Sơn Bách)
Động đất có thường xuyên xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ không?
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đất nước xảy ra hoạt động địa chấn thường xuyên nhất thế giới. Quốc gia này nằm giữa 2 mảng kiến tạo lớn. Trận động đất ngày 6/2 vừa qua là do đường đứt gãy Đông Anatolia gây ra. Đường đứt gãy này từng gây ra một vài trận động đất.
Đường đứt gãy Đông Anatolia trải dài khoảng 700km qua đông nam Thổ Nhĩ Kỳ. Đường đứt gãy này lan rộng từ nút giao trên đường đứt gãy Bắc Anatolia (dài 1.500km) và chạy qua phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ, kéo dài tới biển Aegean. Đường đứt gãy Bắc Anatolia gây ra phần lớn các trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và thường được so sánh với đường đứt gãy San Andreas nổi tiếng ở California (Mỹ).
Từ năm 1900 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã hứng chịu 21 trận động đất có độ lớn từ 7 trở lên. Năm 1999, một trận động đất có cường độ 7,6 đã tàn phá thành phố Izmit, khiến hơn 17.000 người chết. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá trận động đất ngày 6/2 vừa qua là trận động đất kinh hoàng nhất tại nước này kể từ năm 1939, khi có tới hơn 32.000 người thiệt mạng và hơn 100.000 người bị thương do động đất.
Đọc thêm: 5 trận động đất từng gây thiệt hại lớn tại Thổ Nhĩ Kỳ
Việt Nam đã triển khai những biện pháp gì để bảo hộ công dân?
Cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 200 người. Ngay sau khi trận động đất xảy ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành họp khẩn để lên những kịch bản sớm nhất cho công tác bảo hộ công dân.
Theo TTXVN, Đại sứ quán đã nhanh chóng liên lạc với nhiều nguồn, từ các chính quyền địa phương cho đến cộng đồng, bà con người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ để nắm được thông tin về số lượng kiều bào sinh sống, làm việc tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng. Sau hơn 2 tuần kể từ khi thảm họa xảy ra, chưa có thông tin về công dân Việt Nam thương vong trong trận động đất này.
Tuy nhiên, 7 gia đình có cô dâu người Việt ở các địa phương bị ảnh hưởng hiện đang phải tạm trú trong các lán trại do nhà cửa bị hư hại nặng nề và cuộc sống vô cùng khó khăn.
Việc thường xuyên trao đổi, liên lạc, nắm bắt tình hình cộng đồng đã giúp Đại sứ quán Việt Nam nhanh chóng triển khai công tác bảo hộ công dân, trong đó có việc hỗ trợ tiền bạc và đồ dùng thiết yếu cho các gia đình gặp nạn.
Cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả động đất như thế nào?
Cộng đồng quốc tế đã và đang tích cực tham gia cứu trợ, giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả của thiên tai.
Ngay trong ngày 6/2, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) thông báo tổ chức này đang “khởi động hỗ trợ tài chính ngay lập tức” với nguồn tài chính lấy từ Quỹ Ứng phó thảm họa khẩn cấp để hỗ trợ công tác cứu trợ ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Liên minh châu Âu đã kích hoạt cơ chế ứng phó với khủng hoảng nhằm hỗ trợ nhanh hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Ngày 9/2, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo đang tiến hành các bước để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khoản hỗ trợ và phục hồi tài chính trị giá 1,78 tỷ USD.
Ngày 10/2, Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền Volker Turk kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Syria nhằm tạo điều kiện cứu trợ cho các nạn nhân của trận động đất.
Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) đã kêu gọi mở thêm điểm nhận viện trợ tại các cửa khẩu biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh cạn kiệt nguồn cứu trợ lương thực tại tây bắc Syria, nơi 90% dân số phụ thuộc vào hỗ trợ nhân đạo.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết WHO sẽ cử phái đoàn đến Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn.
Nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã cử lực lượng cứu hộ và cam kết viện trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.
Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2 và sẽ giao các bộ, ngành Việt Nam tiếp tục có thêm các biện pháp hỗ trợ cần thiết trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Việt Nam, từ ngày 13-22/2/2023, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa tại tỉnh Hatay, Đoàn công tác tại Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều phối ứng phó khẩn cấp thảm họa (Thổ Nhĩ Kỳ) và các đoàn công tác của các nước tổ chức triển khai công tác tìm kiếm tại 31 điểm, phát hiện, bàn giao 15 vị trí có người trong đống đổ nát, trong đó 2 vị trí dấu hiệu có sự sống; bàn giao cho lực lượng cứu nạn của phía bạn theo hiệp đồng để đưa 28 thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát.
Toàn cảnh khu đóng quân của Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ). (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Toàn cảnh khu đóng quân của Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ). (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Các cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Các cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tặng trang thiết bị y tế cho nước bạn Thổ Nhĩ Kỳ trước khi về nước. (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tặng trang thiết bị y tế cho nước bạn Thổ Nhĩ Kỳ trước khi về nước. (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Item 1 of 3
Toàn cảnh khu đóng quân của Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ). (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Toàn cảnh khu đóng quân của Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ). (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Các cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Các cán bộ, chiến sĩ đã vượt qua rất nhiều khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tặng trang thiết bị y tế cho nước bạn Thổ Nhĩ Kỳ trước khi về nước. (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tặng trang thiết bị y tế cho nước bạn Thổ Nhĩ Kỳ trước khi về nước. (Ảnh: Sơn Bách - Thành Đạt)
Nỗ lực tái thiết sau động đất đang được triển khai ra sao?
Ngày 24/2, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này đã khởi động giai đoạn đầu tiên trong công tác tái thiết sau trận động đất kinh hoàng xảy ra trong tháng này.
Theo kế hoạch ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng 200.000 căn hộ và 70.000 ngôi nhà với kinh phí ít nhất 15 tỷ USD.
Trước đó, Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) ước tính việc tái thiết cơ sở hạ tầng của Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất sẽ tốn kém tới 25 tỷ USD.
Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 164.000 tòa nhà, với hơn 530.000 căn hộ đã bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng do thảm họa động đất xảy ra ngày 6/2 vừa qua.
Những người còn sống hoặc đã rời khỏi khu vực đổ nát sau trận động đất đã được bố trí chỗ ở trong các lán trại, nhà tạm là các container và nơi cư trú tạm thời do chính phủ tài trợ. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cam kết trong vòng 1 năm, chính phủ nước này sẽ xây dựng lại nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) ước tính động đất khiến 1,5 triệu người không có nhà ở và cần phải xây mới ít nhất 500.000 ngôi nhà. UNDP đã đề nghị trích 113,5 triệu USD từ khoản tiền 1 tỷ USD mà Liên hợp quốc tuần trước kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho biết sẽ dành số tiền này chủ yếu vào công tác dọn dẹp đống đổ nát.
Image captions
Thực hiện: Nhóm Phóng viên Nhân Dân Điện tử
Trở về nhandan.vn
TopBuilt withShorthand