450 cơ quan, đơn vị ở Đắk Nông liên thông với trục văn bản Quốc gia
Theo thống kê của Sở TT&TT Đắk Nông, toàn tỉnh có 450 cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập liên thông kết nối với trục văn bản Quốc gia.
Trong đó, có 19 sở, ngành; 8 UBND các huyện, thành phố; 71 xã, phường, thị trấn; 352 đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, 100% văn bản liên thông 4 cấp được gửi nhận vào môi trường điện tử bảo đảm theo quy định. Qua đó, góp phần thay đổi lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức theo hướng nhanh, gọn, chuyên nghiệp.
Việc liên thông đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai minh bạch và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Bên cạnh đó, liên thông còn tạo thuận lợi cho các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ, tiến độ công việc; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, thuận lợi, chất lượng.
Ngoài ra, việc liên thông văn bản điện tử thông suốt từ Trung ương đến địa phương là nền tảng để triển khai kết nối, liên thông các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp.
Ảnh minh họa |
Việc liên thông này đã hình thành hệ thống Chính phủ điện tử kết nối thông suốt từ Trung ương đến địa phương.
Theo thống kê của Sở TT&TT Đắk Nông, toàn tỉnh có 450 cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập liên thông kết nối với trục văn bản Quốc gia.
Trong đó, có 19 sở, ngành; 8 UBND các huyện, thành phố; 71 xã, phường, thị trấn; 352 đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo đó, 100% văn bản liên thông 4 cấp được gửi nhận vào môi trường điện tử bảo đảm theo quy định. Qua đó, góp phần thay đổi lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức theo hướng nhanh, gọn, chuyên nghiệp.
Việc liên thông đã góp phần nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc, tăng tính công khai minh bạch và phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn.
Bên cạnh đó, liên thông còn tạo thuận lợi cho các cấp chính quyền, cơ quan, đơn vị nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ, tiến độ công việc; kịp thời đôn đốc, nhắc nhở thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, thuận lợi, chất lượng.
Ngoài ra, việc liên thông văn bản điện tử thông suốt từ Trung ương đến địa phương là nền tảng để triển khai kết nối, liên thông các hệ thống thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp.
Việc liên thông này đã hình thành hệ thống Chính phủ điện tử kết nối thông suốt từ Trung ương đến địa phương.