Chiếc gùi trong đời sống của người Ê đê
Đất và người Đắk Nông - Ngày đăng : 14:14, 01/11/2012
Chiếc gùi có mặt trong đời sống củangười Ê đê từ bao đời nay, đã trở thành một vật dụng rất đỗi thân quen, chia sẻmọi niềm vui, khó nhọc trong sinh hoạt, sản xuất hàng ngày.
Theo ông Ma Gun, Trưởng buôn Buôr,xã Tâm Thắng (Chư Jút) thì chiếc gùi không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằngngay từ khi còn bé, mỗi lần đi rẫy, mẹ lại bỏ ông vào trong gùi mang theo. Lớnhơn một chút, ông được bố đan cho chiếc gùi nhỏ để tập mang, giúp cơ thể thêmcứng cáp, làm quen với cuộc sống lao động. Ðến khi trưởng thành, ông lại manggùi lớn để cùng bố mẹ lên nương, lên rẫy, vào rừng kiếm củi. Và cứ thế, ông lớndần theo năm tháng cùng với chiếc gùi.
Còn chị H’Rách, ở buôn Trum, xã TâmThắng cũng cho biết, nếu như người phụ nữ Kinh có quang gánh thì người phụ nữ Êđê đi đâu cũng mang gùi. Hình ảnh người đàn ông đi trước mang chiếc xà gạc, cònngười phụ nữ theo sau mang gùi là nét đặc trưng đối với dân tộc Ê đê. Ngaytrong những lời bài hát, những tiết mục văn nghệđều có hình ảnh của chiếc gùi.
Theo già YÐloi ở buôn Buôr, gùi cũng là vật dụng không thể thiếu trong các dịp lễ hội củangười Ê đê. Mỗi khi cúng thần lúa, cúng bến nước, đồng bào thường đặt một chiếcgùi ở gần bàn thờ để đựng đồ cúng gồm thịt heo, thịt gà,tấm thổ cẩm. Ðặc biệt, trong lễ cúng bến nướcluôn có 7 người phụ nữ mang gùi múa tượng trưng bên bàn lễ.
Ảnh: Ngọc Tâm |
Chiếc gùi không chỉ là vật dụng đựngđồ vật thuần túy mà còn là sản phẩm trang trí, thể hiện óc thẩm mỹ và bàn taykhéo léo của người chế tác. Ông Y Huôt Bya, một nghệ nhân đan gùi ở buôn Nui,xã Tâm Thắng cho biết, gùi thường có miệng hình tròn, dáng vuông và nhiều kíchcỡ. Với mỗi kích cỡ lại có đối tượng sử dụng và công dụng khác nhau như: gùinhỏ cho trẻ con, gùi lớn cho người trưởng thành, gùi trong các tiết mục văn nghệ,gùi dành cho việc cúng lễ.
Ðể đan được một chiếc gùi mất khá nhiều thời gian vàđòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của người làm. Trước hết là phải vào rừng tìm kiếmnguyên vật liệu, chọn những cây mây, lồ ô thật thẳng, đẹp, không quá già cũngkhông quá non. Sau đó, chặt mây thành từng đoạn, chẻ lạt và vót cho thật nhẵnrồi ngâm trong bùn cho đủ độ dẻo, vót 4 trụ bằng nứa cho đúng kích thước vàbằng nhau. Quan trọng nhất và công đoạn làm đế, đế có đều, đẹp và chắc chắn,gùi mới sử dụng được lâu, nguyên liệu làm đế là gỗ cây cóc rừng. Sau khi làmđược đế thì đến công đoạn làm thân gùi, có thể theo hình thoi hoặc tròn. Cuốicùng là công đoạn làm dây gùi, thường làm bằng vỏ cây rừng hoặc mây.
Cũng theo ông Y Huôt Bya thì hiệnnay, cuộc sống của người Ê đê đã thay đổi rất nhiều, có nhiều phương tiện hiệnđại để vận chuyển nông sản, hàng hóa. Trong khi, việc đan gùi khá công phu vàmất nhiều công sức nên hiện tại người biết đan gùi còn rất ít, nhất là thế hệtrẻ cũng không còn mặn mà với công việc này. Tuy nhiên, điều đáng mừng là cáccấp chính quyền, ngành văn hóa địa phương cũng đã có sự quan tâm đến việc bảotồn những giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Thông quađó, các lớp học đan gùi cũng đã được tổ chức ở một số buôn làng để truyền dạy chothế hệ trẻ biết được nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Với những nỗ lựcđó, hy vọng, dù cuộc sống có hiện đại, thay đổi bao nhiêu đi chăng nữa thìnhững chiếc gùi mang đầy ý nghĩa văn hóa sẽ được thế hệ trẻ người Ê đê trântrọng, giữ gìn .
Văn Tài