Ðắk Sin, đa dạng hóa cây trồng để ổn định sản xuất

Kinh tế - Ngày đăng : 10:12, 30/08/2013

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Đắk Sin (Đắk R’lấp) đã có chủ trương hướng đến đa dạng nhiều cây trồng chủ lực. Với tư duy thà chịu lời ít, còn hơn lỗ lớn được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dân địa phương chống chọi tốt với sự bấp bênh giá nông sản...

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Đắk Sin (Đắk R’lấp) đãcó chủ trương hướng đến đa dạng nhiều cây trồng chủ lực. Với tư duy thà chịulời ít, còn hơn lỗ lớn được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp đã giúp nông dânđịa phương chống chọi tốt với sự bấp bênh giá nông sản.



Nhờtrồng xen hồ tiêu đã giúp nhiều nông dân Đắk Sin thích ứng được với việc giá mủcao su giảm liên tục


Phá thế độc canh cây trồng

Đứng trước khu vườnrộng hơn 3,8 ha của gia đình chị Vũ Thị Tuyết ở thôn 10 (Đắk Sin) với các vạtcao su, hồ tiêu, cà phê xen nhau, chúng tôi không khỏi băn khoăn về cách làmvườn “thập cẩm” này.

Thế nhưng, theo chịTuyết giải thích thì “Việc đưa nhiều cây trồng vào chăm sóc là kết quả củanhững lần gia đình tôi đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất trước đây. Hơn chụcnăm trước, nhà tôi có hơn 2.000 trụ hồ tiêu cho thu nhập khá. Nhưng chỉ vài nămsau, giá tiêu xuống liên tục, gia đình không cầm cự thêm được thì đành phảichặt bỏ nhiều. Lúc này, nông dân chúng tôi chỉ biết đến mỗi cây cà phê nên cốgắng tận dụng đất trống để trồng. Tuy vậy, giá cà phê cứ bấp bênh liên tục rồibà con lại chuyển sang trồng cao su… Qua nhiều lần chuyển đổi cây trồng, thayvì phải chặt bỏ hết thì gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác chỉ phá diện tíchnào năng suất thấp để trồng xen. Bằng cách làm này, gia đình vừa giữ được mộtít cây hồ tiêu, ít cà phê và có thêm diện tích cao su nữa”.

Chị Tuyết cho biếtthêm, như hai năm vừa qua, khi giá mủ cao su xuống thấp thì gia đình chỉ dừngkhai thác chứ không chặt bỏ vì trong vườn còn có hồ tiêu, cà phê cho thu nhậpổn định. Đến nay, ngoài cây cao su, gia đình vẫn còn gần 2.000 gốc cà phê, hơn500 trụ hồ tiêu, năm vừa qua thu về được khoảng 350 triệu đồng. Trừ các loạichi phí đầu tư, số tiền này cũng đủ để ổn định cuộc sống gia đình.

Nói thêm về các môhình trồng đa cây ở địa phương, ông Phạm Văn Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân xãĐắk Sin giải thích, nếu thấy vườn hồ tiêu nằm dưới tán cao su, tán điều ở địaphương thì đây được xem là dấu tích những năm 1997-2000 còn sót lại. Thời kỳcao điểm, diện tích hồ tiêu toàn xã là 2.000 ha, nhưng khi tiêu có thời điểmxuống giá thì nông dân phải chuyển sang trồng điều, cao su, cà phê thay thế.Vào lúc giá cả cây trồng bấp bênh, nhiều gia đình nhanh nhạy, nắm bắt chủtrương của địa phương đã không đua theo phong trào chặt-trồng đồng loạt mà chỉtrồng xen, trồng dặm. Qua nhiều năm, đến nay hầu hết diện tích đất sản xuất củacác hộ gia đình trong xã đều có ba loại cây trồng trên.

Ông Quyền khẳngđịnh:“Có thể nói, với việc thay đổi cách thức đầu tư nhiều loại cây trồng sẽkhông mang lợi nhuận đột biến cho nông dân địa phương. Nhưng từ thực tế sảnxuất, tôi chắc chắn, những biến động do giá cả nông sản lên xuống thất thườngthời gian qua không tác động nhiều đến thu nhập của phần lớn nông dân Đắk Sin”.


Sảnxuất nông nghiệp phát triển, làm thay đổi nhiều bộ mặt xã Đắk Sin


Trụ cột “ba cây”

Nói về việc chuyển đổicơ cấu cây trồng ở địa phương, ông Hoàng Xuân Quý, Chủ tịch UBND xã Đắk Sin chobiết: “Hiện tại, xã có hơn 5.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó gần3.500 ha đất trồng cây lâu năm với hơn 1.500 ha cà phê, 1.200 ha cao su, 570 hahồ tiêu, còn lại cây điều. Phần diện tích đất nông nghiệp khác, xã khuyến khíchbà con trồng lúa nước, ngô, đậu, rau, cây ăn trái… Căn cứ vào diễn biến của thịtrường hàng nông sản những năm qua, cũng như điều kiện sản xuất ở địa phương,xã đã chọn ba cây trồng chủ lực gồm cà phê, hồ tiêu, cao su làm “bệ đỡ” pháttriển sản xuất. Sở dĩ địa phương phải đa dạng hóa cây trồng vì trước đây, bàcon thường làm theo phong trào, thấy cây gì có giá là đua nhau trồng một thứ,dẫn đến nhiều mất mát lớn. Qua thời gian, từ những kinh nghiệm trong sản xuất,đến thực tế quản lý, xã quyết định giữ ổn định diện tích ba cây trồng chủ lựcgồm: hồ tiêu, cà phê, cao su”.

Ông Quý chỉ ra, nhưhai năm vừa qua, giá mủ cao su xuống thấp, nhưng rất ít hộ dân địa phương chặtbỏ cây trồng này. Thay vì đánh đổi những cái giá quá lớn trong sản xuất nôngnghiệp thì địa phương chấp nhận “ăn chắc mặc bền” bằng việc đa dạng hóa câytrồng. Đây cũng là cách giúp thay đổi đời sống bà con khá nhiều. Ông Quý tự tinkhẳng định: “Đến nay, toàn xã có hơn 2.000 hộ gia đình, gần 7.500 khẩu, nhưngtỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 143 hộ với 549 khẩu, chiếm 7,6%. Số hộ nghèo trong mộtxã thuần nông giảm xuống từng năm đã chứng minh được một điều, sản xuất nôngnghiệp ở địa phương ít chịu tác động từ giá cả nông sản bấp bênh của thị trường”.

CôngTính-Phan Tuấn