Bài học về sự chỉ đạo chiến lược của Ðảng trong đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Chính trị - Ngày đăng : 09:50, 26/04/2013
Đảng ta đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụchiến lược là xây dựng miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. Ảnh tư liệu |
Ngay từ tháng 7/1954,Đảng ta đã xác định phải xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cảnước. Tại Hội nghị Trung ương 7 (tháng 3/1955), nhiệm vụ cách mạng của hai miềnđược xác định rõ hơn, trong đó miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với toànbộ sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà; miền Nam có vai tròquyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũtay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dântộc dân chủ nhân dân.
Đến Đại hội III củaĐảng (tháng 9/1960), lại tiếp tục khẳng định: “Tiến hành cuộc cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự nghiệp phát triểncủa toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”; “đồngbào ta ở miền Nam có nhiệm vụ trực tiếp đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ vàbọn tay sai của chúng để giải phóng miền Nam”; đồng thời góp phần bảo vệ miềnBắc và tạo điều kiện thuận lợi cho miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Thực tế đã chứng minh,sự gắn bó của cách mạng hai miền đã tập hợp được sức mạnh của cả nước. Trongkhi miền Bắc đã dốc vào chiến tranh giữ nước và cứu nước toàn bộ sức mạnh củachế độ xã hội chủ nghĩa và hoàn thành một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ địacách mạng của cả nước”, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Trungương Cục đã thể hiện vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ đế quốc Mỹvà bè lũ tay sai, thực hiện sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng kiên cường,vượt qua mọi thử thách ác liệt, sáng tạo ra nhiều cách đánh đầy uy lực, nhưđồng khởi, vành đai diệt Mỹ, đánh địch bằng hai chân, ba mũi, ba vùng... xứngđáng là Thành đồng của Tổ quốc.
Đảng ta luôn giữ vững quan điểm độc lập, tự chủ, thực hiệnđường lối đối ngoại mềm dẻo, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước trênthế giới, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
Cuộc kháng chiến chốngMỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra trong bối cánh quốc tế phức tạp, với cảthuận lợi và không ít khó khăn. Kẻ thù của ta là một đế quốc có sức mạnh kinhtế, kỹ thuật quân sự hàng đầu thế giới, âm mưu của chúng là chiếm miền Nam, tiến tới xâm chiếm cả nước ta; thực hiệnchia rẽ Bắc – Namvà chia rẽ các nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, cuộc đấu tranh giữa nhân dân ViệtNam bảo vệ Tổ quốc với đế quốc Mỹ xâm lược trở thành “cuộc đụng đầu lịch sử”,vô cùng quyết liệt giữa hai lực lượng: cách mạng và phản cách mạng.
Trong cuộc đấu tranhnày, Đảng ta đã luôn nêu cao tính độc lập, tự chủ trong việc hoạch định đườnglối kháng chiến, đồng thời cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải tăng cường đoànkết, tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Đường lối này đã phảnánh đúng nguyện vọng và ý chí quyết tâm của nhân dân ta, dân tộc ta, phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh đất nước, con người Việt Nam và xu thế tiến bộ của nhânloại, tạo sự đoàn kết nhất trí, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đồng thời tranhthủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và sự ủng hộ của nhân dânyêu chuộng hòa bình trên thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp để đánh Mỹ và thắngMỹ.
Để thực hiện đường lốinày, một mặt, chúng ta tập trung phát triển tiềm lực của mình; mặt khác, thựchiện đường lối đối ngoại đúng đắn, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nướctrên thế giới, đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ và đoàn kết hiệp đồng chiến đấucủa hai nước Lào và Campuchia, sự giúp đỡ quý báu của các nước xã hội chủnghĩa, nhất là Liên Xô, Trung Quốc, Cu-ba... Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ ChíMinh là người có tầm nhìn chiến lược rất sắc sảo, sáng tạo.
Từ 1956, trên báo Sựthật (Liên Xô), Người viết: “Trong tình hình quốc tế hiện nay, những đặc điểmdân tộc và những điều kiện riêng biệt ở từng nước ngày càng trở thành nhân tốquan trọng trong việc vạch ra chính sách của mỗi Đảng Cộng sản... và những vấnđề được đề ra cho đảng này hoặc đảng khác tuyệt nhiên không phải là việc riêngcủa mỗi đảng mà có quan hệ thiết thân đến toàn bộ giai cấp vô sản quốc tế”.
Với tầm nhìn chiếnlược ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích với bạn bè quốc tế rằng, việc dân tộcViệt Nam phải vạch ra những phương pháp và biện pháp riêng của mình để chống âmmưu của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai hòng vĩnh viễn chia cắt đất nước cũngnhư để quá độ lên chủ nghĩa xã hội là điều thật rõ ràng, nhưng lúc này, sự đoànkết thực sự của phe xã hội chủ nghĩa và của các dân tộc yêu chuộng hòa bìnhtrên thế giới đối với Việt Nam cũng cần thiết không kém gì hồi kháng chiếnchống Pháp.
Do đó, trong quá trìnhlãnh đạo cách mạng, Đảng ta đặc biệt coi trọng độc lập, tự chủ trong xác địnhchủ trương, đường lối của mình, nhưng luôn chú trọng tăng cường đoàn kết quốctế. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 21 của Đảng (tháng 7/1973) khẳng định: “Nhờthực hiện đoàn kết quốc tế đến mức cao nhất và giữ vững độc lập tự chủ trongđường lối, chủ trương, chính sách của mình, khi tình hình thế giới thuận lợicũng như lúc khó khăn, phức tạp, chúng ta đã được các nước xã hội chủ nghĩa anhem, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào độc lập dân tộc vànhân dân toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ ủng hộ và giúp đỡ, trong đósự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em là cực kỳ quan trọng”.
Có thể nói, Đảng giữvững quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo trong định ra và chỉ đạo thực hiệnđường lối cách mạng là một trong những nguồn gốc sức mạnh, đưa cách mạng Việt Nam đi đếnthắng lợi cuối cùng. Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta đã kết thúc toànthắng cuộc đấu tranh gian khổ, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” của dântộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi vĩ đại này đã khẳng định ý nghĩa,vai trò sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn và sắc bén của Đảng trong sự nghiệp lãnhđạo cách mạng Việt Nam.
Trong tình hình hiệnnay, để thực hiện tốt cả hai nhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi chúng ta phải có nỗlực rất lớn. Phải giữ vững ổn định về chính trị, tăng cường xây dựng lực lượngvũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhândân, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với an ninh và đốingoại, tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của các lựclượng vũ trang nhân dân,…
Đồng thời, Đảng ta còncảnh báo về “tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sốngtrong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãngphí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi màcòn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kémtrong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhândân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước”.
Nghị quyết Hội nghịTrung ương 4 khóa XI của Đảng cũng chỉ rõ: “Công tác xây dựng Đảng vẫn cònkhông ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém, khuyết điểm kéo dài quanhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối vớiĐảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo củaĐảng và sự tồn vong của chế độ”. Vì vậy, “đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tìnhtrạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận khôngnhỏ cán bộ, đảng viên” hiện nay đang là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhất, cầntập trung chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên. Tuy nhiên, để tự phê bình và phêbình đạt hiệu quả thiết thực, tránh hình thức, chiếu lệ, mỗi tổ chức đảng, mỗicán bộ, đảng viên cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, kháchquan, không nể nang, không né tránh.
Chúng ta cần nhận thứcsâu sắc vấn đề này, từ đó có nhiều biện pháp tích cực, thiết thực để xây dựng,chỉnh đốn Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng và nhân dân, xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân, nòng cốt là khối liên minh giữa công nhân, nông dân và tríthức. Cần đặc biệt chú ý củng cố và xây dựng “thế trận lòng dân”, mà nội dungcơ bản là củng cố sự nhất trí về chính trị - tinh thần trong nhân dân, sự gắnbó giữa nhân dân với Đảng, giữa nhân dân với chế độ chính trị do Đảng lãnh đạo.
Đến nay, sau 38 nămđất nước hoàn toàn giải phóng, Bắc – Nam sum họp một nhà, đất nước ta đã đạtđược rất nhiều nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống kinhtế, chính trị, xã hội, đặc biệt, những thành tựu nổi bật của hơn 26 năm thựchiện đường lối đổi mới của Đảng, đã thật sự làm thay đổi bộ mặt của đất nước vàcuộc sống của nhân dân, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốctế trong thời kỳ mới. Sức mạnh tổng hợp của đất nước được tăng cường đã tạođiều kiện để ta giữ gìn, củng cố độc lập dân tộc và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Namxã hội chủ nghĩa. Trong thời gian tới, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo củaĐảng, không ngừng phát huy những thành quả cách mạng đã đạt được, quán triệt vàthực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ mà Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ, kiênđịnh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và phấn đấu thựchiện thắng lợi đường lối đổi mới toàn diện, hướng tới mục tiêu “dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Theo Tạpchí Cộng sản