Lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Quốc hội bầu, phê chuẩn: Ðáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo cử tri

Chính trị - Ngày đăng : 09:41, 12/06/2013

Bước vào tuần làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, ngày 10/6, Quốc hội đã tiến hành các thủ tục để đánh giá tín nhiệm đối với 47 người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn đang giữ chức vụ từ 1 năm trở lên...

Bước vào tuần làm việcthứ 4, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, ngày 10/6, Quốc hội đã tiến hành cácthủ tục để đánh giá tín nhiệm đối với 47 người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩnđang giữ chức vụ từ 1 năm trở lên. Đây là hoạt động mới của Quốc hội trong việcdùng quyền giám sát tối cao của mình đối với vấn đề nhân sự và là một trongnhững nội dung được cử tri cả nước cũng như tỉnh Đắk Nông đặc biệt quan tâm.

Ông Lê Hoàng, PhóTrưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh cho biết: “Với vai trò là một cử tri, tôi chorằng hình thức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặcphê chuẩn là một hoạt động cần thiết, không những tăng cường vai trò giám sáttối cao của Quốc hội mà còn đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo cửtri. Bởi vì trên thực tế, thời gian qua, công tác điều hành từ Trung ương đếnđịa phương vẫn còn tồn tại những bất cập. Cụ thể như một số văn bản pháp luậtcủa các Bộ, ngành ban hành thiếu tính thực tế, chưa thể hiện cao vai trò, tráchnhiệm với nhân dân, dẫn đến quá trình thực thi chưa mang lại hiệu quả cao. Bêncạnh đó, tình trạng sách nhiễu, tham ô, lãng phí vẫn còn diễn ra khá phức tạp;cải cách thủ tục hành chính chưa triệt để, thiếu tính đồng bộ…Để xảy ra thựctrạng trên, trách nhiệm trước hết là của những ngườiđứng đầu các Bộ, ngành, trong đó có các chứcdanh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Đây cũng là hoạt động thể hiện quyết tâmcủa Đảng, Nhà nước về thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” trong việc nâng cao vai trò,trách nhiệm của người đứng đầu. Qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họpQuốc hội lần này, bản thân tôi mong muốn đại biểu Quốc hội cả nước nói chung,Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông nói riêng sẽ phát huy vai trò công tâm, tráchnhiệm trong việc bỏ phiếu tín nhiệm để có được một kết quả đánh giá một cáchkhách quan, công bằng và chính xác. Sau khi lấy phiếu tín nhiệm, Quốc hội sẽcông khai kết quả rộng rãi để cử tri biết, theo dõi và thực hiện quyền giám sátcủa mình”.

Tương tự, ông ĐiểuXuân Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh cũng nói: “Theo tôi,người được lấy phiếu tín nhiệm cũng cần xem đây là hoạt động phê bình để rút rabài học kinh nghiệm, tiếp tục phấn đấu hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ đượcĐảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. Bởi vì, cho dù cách làm của Quốc hội làthiết thực, mang tính đột phá, nhưng bản thân những người được lấy phiếu tínnhiệm không nhận thức rõ mục đích, yêu cầu hoặc có thái độ hời hợt, thiếunghiêm túc thì hiệu quả sau khi lấy phiếu tín nhiệm sẽ không cao. Từ đây, ngoàiviệc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm, tôi mong muốn Quốc hội sẽ tiếp tụccó sự giám sát chặt chẽ để trong kỳ lấy phiếu lần sau sẽ có được sự so sánh,đánh giá mức độ phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ của các vị lãnh đạo đang đảmđương những chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn”.

Cử tri Nguyễn HữuPhước, ở xã Đắk Lao (Đắk Mil) cho biết: “Từ khi kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóaXIII khai mạc đến nay, qua phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã theo dõi khását diễn biến hoạt động của các đại biểu. Đặc biệt, tôi thấy các thành viêntrong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông hoạt động rất hiệu quả, chuyển tảiđược một số nội dung trọng tâm mà đại đa số cử tri trên địa bàn tỉnh quan tâmđến với Quốc hội, các Bộ, ngành Trung ương. Tôi cũng hy vọng các đại biểu tỉnhta sẽ tiếp thu ý kiến, nguyện vọng cử tri, cùng với trách nhiệm, năng lực củamình để đưa ra quyết định đúng đắn thông qua lá phiếu của mình. Làm sao mỗi láphiếu tín nhiệm không chỉ là quyết định của riêng mỗi đại biểu mà còn chuyểntải được ý kiến, nguyện vọng của đông đảo cử tri toàn tỉnh”.

Có thể nói, hoạt độnglấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn tại kỳ họplần này đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cử tri trong tỉnh nói riêng, cảnước nói chung. Thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, nhiều cử tri mong muốncác đại biểu và Quốc hội phát huy tinh thần công tâm, công khai và minh bạch đểtạo được sự đột phá trong lĩnh vực này. Vì thế, đa phần cử tri mong muốn đây sẽlà hoạt động thường xuyên của Quốc hội nhằm tăng cường và đổi mới hơn nữa hìnhthức, nội dung hoạt động, nhất là phát huy vai trò giám sát tối cao của mình,góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, điều hành, thực thi nhiệm vụ từTrung ương đến địa phương một cách hiệu quả, đáp ứng lòng mong đợi của cử tri.

Đức Diệu