Chiêng Tha của người B’râu

Đất nước con người - Ngày đăng : 09:45, 21/12/2017

Với người B’râu ở Kon Tum, chiêng Tha là vật thiêng, chỉ dùng giao tiếp với đấng thần linh trong những nghi lễ đặc biệt như lễ đâm trâu, mùa giáp hạt, lễ mừng lúa mới...

Chiêng Tha của người B’râu chỉ có hai chiếc, gồm Chuar (vợ) và Jơliêng (chồng), cả hai đều không có núm (chiêng bằng)

Khi lễ hội bắt đầu, người dân trong làng mới tổ chức “mời Tha về”. Người B’râu không nói đánh chiêng như các dân tộc khác, mà gọi là “gọi Tha”, tức mời Tha về. Khi làm lễ gọi Tha về, thần Tha sẽ mời tất cả các thần khác về để cùng bảo trợ, phù hộ cho dân làng mùa màng tươi tốt, chăn nuôi thuận lợi… Người đứng ra mời là già làng hoặc người được cả làng tôn vinh, đảm nhiệm vai trò chủ lễ. Lễ “gọi Tha” to hoặc nhỏ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của làng, nhưng ít nhất cũng phải là một ché rượu và một con gà. Khi diễn tấu, hai chiêng được treo lên theo hướng úp vào nhau, cách mặt đất khoảng chừng 15 đến 20 cm. Người B’râu gọi dùi đánh chiêng chồng (Jơliêng) là dùi đực; dùi đánh chiêng vợ (Chuar) là dùi cái. Chiêng Tha nổi lên một, hai bài, thì các chiêng khác mới được vào cuộc.

Bình Nhi (t.h)

Bình Nhi (t.h)