Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Đất nước con người - Ngày đăng : 16:42, 20/04/2022

Năm 2012, UNESCO chính thức vinh danh “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng. Trong tâm thức của người Việt, Vua Hùng là các bậc tổ tiên thiêng liêng, có công dựng nước và giữ nước. Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, Nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (Khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ.

Di tích Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bao gồm các nghi lễ, sản vật cung tiến, hành hương về nguồn và một loạt các hoạt động khác được tổ chức tại hơn một trăm làng ở tỉnh Phú Thọ và các nơi khác trong cả nước. Nghi lễ này thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc tổ tiên, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và từ đó nâng lên lòng tự hào dân tộc và gắn kết cộng đồng. Hiện cả nước có 1.417 di tích thờ Hùng Vương và các tướng lĩnh thời Hùng Vương.

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở các đình, đền thờ Vua Hùng trên khắp cả nước, trong đó nghi lễ lớn nhất diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Hùng

Hồ Mai

Hồ Mai