Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam: Nghi lễ và trò chơi kéo co

Đất nước con người - Ngày đăng : 15:35, 12/05/2022

Năm 2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở Đông Nam Á, với mong ước cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu... Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Đây là cái nôi của nền văn minh lúa nước, trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội.

Lễ hội Kéo co làng Hữu Chất, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được duy trì liên tục hơn 400 năm qua

Di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc như người Tày (Tuyên Quang), người Thái (Lai Châu) và người Giáy (Lào Cai)… Kéo co ở mỗi vùng có đặc trưng riêng như ở Vĩnh Phúc người kéo co ngồi trên hố đào sẵn, dùng dây song luồn qua cột chôn sẵn; người dân Long Biên (Hà Nội) dùng dây song, nhưng ngồi trệt xuống đất; người dân ở Sóc Sơn lại dùng cây tre thay sợi dây…

Trò chơi kéo co ngồi tại đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội

Kéo co không chỉ là môn thể thao mà nó vừa là một trò chơi dân gian, vừa là nét sinh hoạt văn hóa gắn với những quan niệm tâm linh của nhiều dân tộc.

Kéo co có mặt ở khắp mọi nơi, nhất là các dịp hội lễ, dành cho mọi lứa tuổi, nam và nữ

H’Mai (t.h)

H’Mai (t.h)