Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam: Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ

Đất nước con người - Ngày đăng : 10:27, 02/06/2022

Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ là một loại hình nghệ thuật đa dạng, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Bài chòi có hai hình thức chính: “Chơi Bài chòi” và “Trình diễn Bài chòi”.

Trong các buổi trình diễn của Bài chòi, anh chị Hiệu (những người quản trò) biểu diễn trên chiếu cói, hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác hoặc trong những dịp riêng tư của các gia đình. Nội dung bi hài của Bài chòi phản ánh nhân tình thế thái và phê phán những thói hư tật xấu...

Nghệ thuật Bài chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa và giải trí trong cộng đồng làng xã

Những người lưu giữ và thực hành nghệ thuật Bài chòi là các anh chị Hiệu, những nghệ nhân biểu diễn Bài chòi đơn lẻ và những nghệ nhân làm thẻ bài. Người trình diễn và gia đình họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các hình thức thực hành bằng cách giảng dạy các kỹ năng ca hát, kỹ thuật trình diễn và phương pháp làm thẻ bài. Các thành tố văn hóa nghệ thuật: thơ ca, âm nhạc, hội họa, ngôn ngữ, tập tục… trong Nghệ thuật Bài chòi được chuyển tải một cách giản dị, tự nhiên, trở thành sinh hoạt văn hóa thiết yếu và phổ biến khắp miền Trung.

Chơi Bài chòi trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán

Sinh hoạt Bài chòi trở thành môi trường thực hành và sáng tạo nghệ thuật, đồng thời cũng là nơi bảo tồn vốn văn nghệ dân gian, phong cách trình diễn và các giá trị văn hóa vùng miền. Năm 2017, Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Các nghệ nhân trình diễn nghệ thuật Bài Chòi tại Phố cổ Hội An, Quảng Nam

H’Mai (t.h)

H’Mai (t.h)