Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghệ thuật Chầm riêng Chà pây của người Khmer

Đất nước con người - Ngày đăng : 17:47, 22/09/2022

Chầm riêng Chà pây được hiểu là một loại hình nghệ thuật dân gian có đàn ca hát. Chầm riêng có nghĩa là ca hát, Chà pây là đàn Chà pây. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, phổ biến trong các phum sóc Nam bộ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.

Nghệ nhân dân gian Thạch Mâu ở ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh là người “truyền lửa” nghệ thuật độc đáo này

Trong lúc diễn tấu, nghệ nhân vừa đàn từng đoạn nhạc, sau đó vừa tự hát từng câu ứng tác về một đề tài đã chuẩn bị sẵn nào đó. Bài biểu diễn không chỉ là những tác phẩm soạn sẵn mà còn do nghệ nhân ngẫu hứng sáng tác nhanh tại chỗ những đoạn thơ để độc diễn. Và sau mỗi đoạn thơ lại khảy đàn Chà pây một câu nhạc đệm. Để hát xong một đoạn truyện có khi kéo dài suốt đêm.

Nghệ nhân thực hiện lễ cúng tổ Chầm riêng Chà pây

Cũng có khi không có tích truyện mà là những khổ thơ kể về tâm trạng hay tình huống nào đó của cuộc đời. Do lời thơ chủ yếu là được ứng tác, tùy theo tài nghệ riêng của từng nghệ nhân nên từ khúc nhạc dạo, câu nhạc đệm cùng với cách luyến láy và khúc nhạc kết đến giọng điệu của mỗi người tạo nên sắc thái độc đáo riêng.

Nhạc cụ ở đây chỉ có độc nhất là cây đàn chà pây thuộc loại nhạc khí dây gẩy

Người Khmer sinh sống tại Trà Vinh hiện nay là những người đang kế thừa được đầy đủ, nguyên vẹn nhất loại hình nghệ thuật này.

H’Mai (th)

H’Mai (th)