Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề Chạm khắc bạc của người Mông ở Sapa, Lào Cai
Đất nước con người - Ngày đăng : 07:49, 20/10/2022
Nghề chạm khắc bạc thể hiện sự phát triển về kỹ thuật và nghệ thuật kim hoàn của người Mông ở Sa Pa |
Việc chạm khắc bạc đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ, kiên trì và tính thẩm mỹ cao. Bộ công cụ chế tác bạc của người Mông gồm: bễ thổi, lò nung, nồi nấu bạc, khuôn đúc, búa đập, kìm sắt, đe, bộ đục…
Nghệ nhân Mông phải thực hiện nhiều công đoạn cầu kỳ để tạo ra sản phẩm bạc mang nét đặc trưng, được cộng đồng ưa chuộng |
Quy trình chế tác sản phẩm bạc phải qua nhiều khâu đoạn cầu kỳ, phức tạp: đốt lò, nung bạc, đổ khuôn, chế tác hình dạng bạc trên đe, chạm khắc hoa văn, tu sửa, đánh bóng sản phẩm.
Các sản phẩm được tạo ra từ nghề chạm khắc bạc như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, xược cài tóc, nhẫn… |
Trước đây, nguyên liệu bạc dùng để chế tác sản phẩm bạc thường là các đồng bạc Đông Dương (hoa xòe), được tích trữ từ đời này qua đời khác. Ngày nay, loại bạc này rất hiếm và có giá trị cao về kinh tế. Khi cần dùng đến bạc, nếu gia đình nào không có bạc tích trữ thì họ tìm mua hoặc trao đổi bằng gia súc với các gia đình khác trong cộng đồng…
H’Mai (th)