Phụ nữ Ê đê xã Tâm Thắng giữ nghề dệt thổ cẩm

Văn hóa - Ngày đăng : 13:51, 15/11/2018

Hiện nay, nhiều phụ nữ Ê đê ở các buôn Trum, Nui, Ea Pô và buôn Buôr của xã Tâm Thắng (Chư Jút) vẫn giữ gìn, phát huy nghề dệt thổ cẩm của dân tộc.

Những lúc nông nhàn, họ tranh thủ bên khung dệt miệt mài tạo nên những tấm vải may áo, váy, túi, chăn... cho gia đình. Dệt thổ cẩm còn đem lại thu nhập thường xuyên cho nhiều phụ nữ nơi đây. Theo các nghệ nhân tiêu biểu thì các gia đình thường đặt mua vải nhiều nhất vào dịp cưới hỏi. Mỗi tấm vải có giá từ 800 đến vài triệu đồng. Để dệt được tấm vải dài 2m, người dệt thuần thục phải mất 3 ngày làm liên tục. Ngoài ra, thời gian dệt xong tấm vải còn phụ thuộc vào hoa văn khó hay dễ, nhiều hay ít...

Khung dệt của người Ê đê có sự khác biệt và các tấm vải thường được dệt dài hơn so với thổ cẩm M’nông, Mạ. (Ảnh: Phụ nữ Ê đê xã Tâm Thắng tham gia dệt thổ cẩm trong ngày hội)

Chị H’Đă Êya ở buôn Nui có kỹ thuật dệt thổ cẩm điêu luyện, tạo nhiều hoa văn khó khi giăng sợi 15 (15 sợi chỉ được giăng ra tạo hoa văn, được xem là khó nhất trong dệt thổ cẩm Ê đê)

Với hơn 30 năm gắn bó bên khung cửi, dệt thổ cẩm vừa là nghề, vừa là niềm đam mê của chị H'Đá, dân tộc Ê đê ở buôn Nui

Mẫn Doanh

Mẫn Doanh