Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số

Văn hóa - Ngày đăng : 15:27, 17/01/2019

Thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Không chỉ góp phần tạo nên những giá trị văn hóa truyền thống mà nó còn mang đến những sắc thái văn hóa độc đáo riêng để nhận biết, phân biệt từng dân tộc thiểu số đang cùng chung sống trên đất nước Việt Nam. Từ nguyên liệu, khung dệt, cách dệt truyền thống và cải tiến đã tạo ra những tấm thổ cẩm đa dạng, phong phú, may được những bộ trang phục truyền thống sinh động, đầy màu sắc.

Lấy sợi chỉ màu đen làm chủ đạo, các nghệ nhân Ê đê tỉnh Đắk Lắk lồng ghép màu đỏ, trắng, xanh… để tạo khối, hoa văn hình học trên tấm thổ cẩm

Người Thái đen (Thanh Hóa) thường dệt trơn hoặc dệt hoa văn trên thổ cẩm, không có công đoạn thêu hoa văn như người Thái trắng

Khung dệt thổ cẩm dân tộc H’rê tỉnh Lâm Đồng có phần tương đồng với khung dệt của dân tộc Mạ, M’nông, Cơ tu…

Tấm vải thổ cẩm của người H’rê ở Quảng Ngãi luôn có hai màu đen và đỏ, tượng trưng cho âm – dương

Người Chăm ở An Giang có khung và cách dệt hoàn toàn khác so với người Chăm ở Ninh Thuận

Cô gái Bru – Vân Kiều tỉnh Quảng Trị tạo hoa văn thổ cẩm trên khung dệt

Mẫn Doanh

Mẫn Doanh