Đậm đà văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phía Bắc ở Đắk Nông

Văn hóa - Ngày đăng : 11:00, 04/08/2021

Đảng và Nhà nước xác định, cùng với chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, việc bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS vừa là nhiệm vụ cấp thiết, vừa có ý nghĩa chiến lược trong việc bảo đảm quyền văn hóa của người DTTS.

Từ chủ trương của Đảng ta về việc "xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh Đắk Nông đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa các DTTS, trong đó có văn hóa đặc sắc của các DTTS phía Bắc di cư vào Đắk Nông như Tày, Nùng, Dao, Mông, Thái, Mường…

Vào Đắk Nông lập nghiệp, đồng bào các DTTS phía Bắc cũng mang theo những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của các dân tộc trên địa bàn Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Kỳ 1: Đa dạng văn hóa của các DTTS phía Bắc ở Đắk Nông

Trong kho tàng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc thiểu số có ngôn ngữ, chữ viết, trang phục, lễ hội riêng và được Nhà nước công nhận. Mỗi dân tộc đều có nét đặc sắc riêng trong văn hóa, đều mang một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đồng bào DTTS không những chú trọng phát huy cái hay, cái đẹp mà còn từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Nhiều lễ hội truyền thống lành mạnh được phục hồi, phát triển và hình thành mới, góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Chữ Mông trên Báo ảnh Báo Đắk Nông

Anh Đặng Phương Nam, xã Nâm N'đir (Krông Nô) rất thành thạo chữ Nôm Dao, loại chữ viết chính của dân tộc Dao hiện nay

Trang phục truyền thống của người Mông (Đắk Glong)

Du khách trải nghiệm cối xay ngô để làm món mèm mén của ngường Mông tại ngày Hội Gầu tào năm 2019 xã Đắk R’măng (Đắk Glong)

Trang phục truyền thống của người Tày với đàn tính-hát then (Krông Nô)

Lễ đưa dâu truyền thống người Dao (Đắk Mil)

Minh Huyền

Minh Huyền