Phát huy vai trò của già làng - người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS (kỳ II): Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương

Chính trị - Ngày đăng : 21:02, 23/08/2022

Tỉnh Đắk Nông có 713 thôn, bon, buôn, bản, tổ dân phố, trong đó, có 148 bon, buôn, bản. Những năm qua, các già làng - người có uy tín không chỉ phát huy vai trò “đầu tàu” trong phát triển kinh tế mà còn tuyên truyền, vận động người dân chăm lo lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Nhiều già làng - người có uy tín đã áp dụng thành công mô hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu xứng đáng. Họ còn hỗ trợ vốn, giống, kỹ thuật giúp nhiều hộ đồng bào trong bon, buôn, bản thoát nghèo bền vững...

Chương trình "Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030" là sự quan tâm đầu tư, dành nguồn lực xứng đáng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS. Do vậy, đội ngũ già làng - người có uy tín cần tiếp tục phát huy vai trò hơn nữa trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt mục tiêu Chương trình, nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên trong đời sống, xây dựng bon, buôn, bản ngày càng đẹp và giàu mạnh hơn.

Già làng K’Sung, dân tộc Mạ, Bu Sóp, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) thường xuyên hướng dẫn người dân cách chăm sóc cà phê

Già làng - Y Krắk, dân tộc M’nông, ở bon Păng Sim, xã Trường Xuân (Đắk Song) hướng dẫn người dân làm bồn cho vườn cà phê 1 năm tuổi

Ông Lý A Bảo, người có uy tín bản Đầm Giỏ, xã Thuận Hà (Đắk Song) là gương sản xuất giỏi cấp huyện từ năm 2016-2020

Già làng K’Greo, dân tộc M’nông, ở bon Kon Hao, xã Đắk Ha (Đắk Glong) được Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Nhờ tuyên truyền, vận động của đội ngũ già làng - người có uy tín nên nhiều người dân đã tự nguyện hiến đất làm đường giao thông

Mai Anh

Mai Anh