Cán bộ, đảng viên cần làm gương trong… việc cưới!
Diễn đàn - Ngày đăng : 09:43, 24/01/2013
Hôm rồi, nhận được tấmthiệp mời dự đám cưới, mở ra đọc tên “hai họ” mãi mà tôi vẫn không biết được aimời. Hỏi mấy anh bạn đồng nghiệp, rồi cũng phải một hồi lâu, chúng tôi mới lờmờ đoán được người mời là một người lâu nay chỉ mới biết mặt trong một vài cuộchọp nào đó, chẳng phải thân quen gì nhiều. Không đi cũng dở mà đi thì quả thậtchẳng thấy “vinh hạnh” gì với sự hiện diện của mình ở bữa tiệc cưới. Quả thật,với cách mời dự đám cưới theo kiểu “bỏ bom” như vậy, nên vào những tháng cuốinăm, khi ngồi với nhau, anh em, bạn bè thân tình thường tếu táo hỏi nhau: tuầnnày, ông “dính” mấy cái “vinh hạnh”?
Từ xưa đến nay, việcmời mọc lẫn nhau tham dự các cuộc vui của gia đình cũng là chuyện bình thườngtrong quan hệ xã hội. Tuy nhiên, một điều khá “không bình thường” ở đâu đó làlâu nay đã và đang nảy sinh hiện tượng mời mọc dự đám cưới quá đà, theo kiểu“phong trào”. Vì “nể mặt” nhau và cũng vì bao nhiêu thứ “tế nhị” kèm theo cáigọi là “quan hệ xã hội”, nên bây giờ đám cưới nào cũng thấy đông nghịt khách.Chuyện một đám cưới cả trăm bàn, trên nghìn khách dự đã trở thành “chuyệnthường ngày…”. Không những vậy, vì được mời liên tục, lại cùng một thời điểm,nên không ít người đi dự đám cưới phải theo kiểu “chạy sô”, đến tiệc bỏ phongbì mừng xong, hoặc ngồi vài phút cho có lệ là nhấp nhổm, cáo lỗi gia chủ chạyđi chỗ khác. Cũng vì một tuần được “vinh hạnh” đến mấy lần như vậy, nên phầnlớn khi dự tiệc, khách chỉ nhấm nháp vài ly bia, gắp sơ qua vài đũa, vậy là đếncuối buổi, cả bàn tiệc đủ các món ngon vẫn còn đầy ắp, thật hết sức lãng phí.
Một điều cũng cần phảinói đến ở đây, nếu cho rằng việc gia chủ mời khách dự đám cưới lên đến hàngnghìn người là vì muốn lợi dụng chức quyền để “kiếm chác” này nọ thì có lẽ cũnghơi oan. Bởi vì, với giá cả bàn tiệc, dịch vụ bây giờ thì phong bì mừng cướicủa quan khách chắc cũng chỉ vừa đủ giúp gia chủ trang trải chi phí; thậm chí…lỗ là đằng khác, khi gặp cảnh vài chục bàn bị trống vắng. Do đó, dù có mời đôngkhách đến đâu thì chắc chắn cuối cùng cũng chỉ “nuôi” các nhà hàng, kháchsạn-nơi tổ chức tiệc cưới là chính.
Trong khi đó, gia chủthì đã phải nhọc công không ít trong việc đi mời khách và luôn trong tâm trạngthấp thỏm vì sợ khách không đến, phải “ôm sô”, lãnh đủ. Vậy thì, tại sao mọingười lại cứ “đua nhau” mời khách dự cưới nhiều đến như vậy, vừa mệt lại vừabị… mang tiếng. Về phía người mời như vậy, còn về phía khách được mời chắc cũngđã đến lúc cần phải “mạnh dạn” trong việc biết khước từ đi dự đám cưới theokiểu “bỏ bom”. Ðã đành, mỗi người đều có những mối quan hệ xã hội ràng buộc vớinhau ở nhiều góc độ, nhưng có lẽ cũng cần biết điều chỉnh phần nào để góp phầnvào việc làm giảm cán cân “cung-cầu”. Cứ cho người mời là “cung”, người đượcmời là “cầu” thì theo quy luật: “có cầu thì ắt có cung”, nếu bên “cầu” điềuchỉnh giảm dần thì bên “cung” ắt cũng phải giảm theo, không còn “đua nhau” mờinữa.
Tại một cuộc họp củaBan Tuyên giáo Tỉnh ủy mới đây, một cán bộ chủ chốt của Ban đã phát biểu: Bâygiờ đi dự đám cưới mà cứ như đi trẩy hội. Có người khi mời khách thì cứ lấydanh sách cán bộ, công chức của các cơ quan, đơn vị rồi ghi thiệp mời, nhờ nhânviên đi gửi như là phát tờ rơi vậy, mới quen sơ sơ cũng mời, không quen cũngmời. Ðây là vấn đề không còn là bình thường nữa mà thực sự là một hiện tượng“tiêu cực” của xã hội, cần phải chấn chỉnh gấp…
Ngày 21/12/2012, BanBí thư Trung ương Ðảng cũng đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnhthực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ thị đã nhấn mạnh, các cấp ủy, tổ chứcđảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần xác định thựchành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày và nội dung sinh hoạt hằngtháng của chi bộ, cơ quan, tổ chức. Trong đó, cần phải mở cuộc vận động sâu rộngtrong toàn Ðảng, toàn dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việctang, lễ hội theo hướng lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí, phiềnnhiễu; chống lợi dụng việc cưới, việc tang để vụ lợi. Cán bộ lãnh đạo, quản lý,đảng viên các cơ quan phải gương mẫu chấp hành các quy định của Trung ương vàđịa phương về việc cưới, việc tang, lễ hội; coi đây là tiêu chuẩn đánh giá cánbộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên; phê bình và xử lý nghiêm đối với cán bộ,đảng viên vi phạm.
Có lẽ không phải bâygiờ mà từ nhiều năm qua, việc kêu gọi, vận động toàn xã hội thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí trong việc cưới, việc tang… đã được đề cập đến rất nhiềulần. Tuy nhiên, cho dù đã là “chuyện biết rồi…” và cũng là “chuyện tế nhị, khónói…”, nhưng cũng luôn cần phải nói để trước hết, chính cán bộ, đảng viên, côngchức phải làm gương, thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tổ chứccác việc hiếu, hỉ theo tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí.
Tường Mạnh