Hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh, sinh viên: Chậm trễ là do còn vướng thủ tục, quy định?

Thời sự Đắk Nông - Ngày đăng : 08:54, 24/08/2012

Theo thống kê, năm học 2011-2012 vừa qua, toàn huyện Krông Nô có khoảng 4000 học sinh, sinh viên thuộc diện được hưởng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước phục vụ học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ...

Theo thống kê, năm học 2011-2012 vừa qua,toàn huyện Krông Nô có khoảng 4000 học sinh, sinh viên thuộc diện được hưởngnguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước phục vụ học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CPngày 14/5/2010 của Chính phủ.

Tuy nhiên, đến nay, mặc dù đã chuẩn bịbước vào năm học mới 2012-2013, nhưng vẫn còn trên 1200 học sinh nằm trong diệnthụ hưởng vẫn chưa tiếp cận được khoản hỗ trợ này của năm học trước. Vấn đềtrên cũng đã được nhiều cử tri nêu lên tại các cuộc tiếp xúc với đại biểu HĐNDtỉnh, huyện gần đây.

Theo ý kiến các cử tri thì chính sách củaNhà nước là rất đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân trong việc kịpthời động viên, tạo điều kiện cho con em họ trong quá trình học tập. Thế nhưng,khi đi vào thực tiễn, người dân dần cảm thấy có phần bị hẫng hụt vì quá trìnhtriển khai quá chậm, lại đòi hỏi nhiều thủ tục, gây khó khăn cho đối tượng thụhưởng. Với việc chậm trễ trên, ngoài việc học sinh không được hỗ trợ kịp thờiphục vụ học tập thì không hiểu số tiền này thời gian dài nằm một chỗ hay đượcdùng vào việc gì?

Trả lời thắc mắc của cử tri, UBND huyệnKrông Nô cho biết, ngay sau khi có chủ trương, huyện đã rà soát, xác định đốitượng thuộc diện thụ hưởng để tiến hành chi trả tiền hỗ trợ theo hướng dẫn củaTrung ương và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, quá trình thựchiện lại nảy sinh những khó khăn, vướng mắc như vấn đề xác định đối tượng, cácgiấy tờ, chứng từ đủ điều kiện nhận tiền…

Cụ thể, việc xác định trường nào là cônglập, dân lập để không chi sai mục đích còn gặp nhiều khó khăn vì hệ thốngtrường cao đẳng, đại học cả công lập và dân lập hiện rất nhiều, lại chưađược lập danh sách phân loại nên khi xác địnhphải tra cứu, rà soát, mất nhiều thời gian.

Mặt khác, trong quy định nêu rõ, đối vớisinh viên học ngành sư phạm thì được miễn học phí và không thuộc diện hỗ trợ.Nhưng trên thực tế, có những sinh viên học trường sư phạm, nhưng chuyên ngànhhọc lại không phải là sư phạm mà là nghiên cứu, kỹ thuật nghề và nhà trường vẫnthu học phí. Vì vậy, khi áp vào diện hỗ trợ thì địa phương lại lúng túng, khôngbiết xử lý thế nào.

Chưa kể đến, trong các văn bản hướng dẫnthực hiện nghị định lại quy định học sinh, sinh viên đến nhận tiền phải manghóa đơn nộp tiền có chữ ký, đóng dấu của trường đang theo học và đối tượng nhậntiền là “cha mẹ” của học sinh, sinh viên…Từ đây, vô hình trung đã làm khó chongười dân vì thực tế, hiện rất nhiều trường thu học phí không sử dụng hóa đơngiá trị gia tăng mà chỉ có giấy biên nhận.

Như thế, những trường hợp này sẽ khôngthể lĩnh tiền, mặc dù đã chứng minh được đúng đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra,với quy định “cha mẹ” là đối tượng được nhận tiền đã đồng nghĩa học sinh, sinhviên phải có cả cha lẫn mẹ và cả hai người phải cùng đi lĩnh tiền. Những quyđịnh “trái khoáy” này chính là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ cho không chỉriêng huyện Krông Nô, mà cả nhiều địa phương khác trong tỉnh.

Mặc dù đã được UBND huyện trả lời khá rõràng, nhưng nhiều cử tri vẫn chưa “tâm phục, khẩu phục”. Tại đợt tiếp xúc cửtri của đại biểu HĐND tỉnh mới đây ở xã Nâm N’đir, một số cử tri cho rằng, nếunhững cán bộ trực tiếp thực hiện có tâm huyết, nhiệt tình thì việc xác định đốitượng, điều kiện thụ hưởng chắc chắn sẽ được linh động, đơn giản hơn chứ khôngđến nỗi phải phức tạp, dẫn đến chậm trễ như lâu nay.

Vì thế, nguyện vọng của cử tri là mongmuốn UBND huyện Krông Nô tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo đơn vị chức năng sớm hoànthành việc chi trả tiền hỗ trợ học tập cho các đối tượng của năm học 2011-2012và thực hiện đúng tiến độ ở năm học 2012-2013 để góp phần động viên, hỗ trợ kịpthời cho con em họ trong học tập.

Hà An