Krông Nô đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,vật nuôi

Thời sự Đắk Nông - Ngày đăng : 09:38, 17/12/2012

Với lợi thế về đất đai, lao động, huyện Krông Nô xác định nông nghiệp là hướng đi vững chắc trong hành trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của địa phương. Ðể đạt được kết quả cao, Ðảng bộ, chính quyền Krông Nô đã ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý bền vững...

Với lợi thế về đấtđai, lao động, huyện Krông Nô xác định nông nghiệp là hướng đi vững chắc tronghành trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế của địa phương. Ðể đạt đượckết quả cao, Ðảng bộ, chính quyền Krông Nô đã ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổicơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý bền vững



Nôngdân xã Đức Xuyên cấy lúa vụ đông xuân. Ảnh: Y KRăk


Với nỗ lực và quyếttâm đó, trong những năm qua, huyện Krông Nô đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng vàocơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại cây trồng, vật nuôi mới có năng suất,chất lượng cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện vào sản xuất.

Ðối với diện tích câytrồng hàng năm, ngoài việc hỗ trợ đầu tư thâm canh, huyện chủ trương vận độngnhân dân chuyển diện tích đất bạc màu, kém hiệu quả sang trồng các loại cây lâunăm có giá trị kinh tế cao như cao su, rừng nguyên liệu…

Nhiều loại giống mới,giống lai đã được nông dân đưa vào sản xuất đại trà trên địa bàn như giống lúalai Nhị ưu 838, Bắc hương, OM 3278; giống bắp lai Bioseeed 9698, V98 - 1, C919.Nhiều cánh đồng mẫu, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đã triển khai xây dựngnhư: cánh đồng lúa giống chất lượng cao tại xã Buôn Choáh; cánh đồng ngô giốngtại xã Ðức Xuyên và một số vùng chuyên canh cà phê, cao su ở các xã: Nam Ðà,Tân Thành, Nâm Nung, Nâm N'đir.

Thực hiện chủ trươnggiảm diện tích cây hàng năm năng suất thấp sang trồng các loại cây công nghiệpcó giá trị kinh tế cao, diện tích một số loại cây công nghiệp như cao su, càphê trên địa bàn đã tăng nhanh và trở thành cây chủ lực của huyện. Trong 3 nămqua, diện tích cao su trên địa bàn huyện đã tăng gần 2.000 ha, nâng tổng diệntích cao su của huyện lên trên 5.000 ha, vượt mức kế hoạch đề ra. Diện tíchrừng nguyên liệu cũng đã được bà con trồng tập trung và phân tán với hơn 4.000ha.

Từ thành công của cácmô hình các địa phương trên địa bàn đã nhân ra diện rộng. Ðến nay, 100% hộ đồngbào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Krông Nô đã sử dụng giống cao sản; 60%diện tích sử dụng giống lúa lai, 100% diện tích sử dụng giống bắp lai. Ngoàira, góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất, huyện còn chủ trương phát triển và mởrộng diện tích cây trồng vụ đông với các loại hoa màu, rau xanh.

Trong chăn nuôi, ngoàisự đầu tư hỗ trợ từ các dự án, huyện đã phối hợp với một số ngành liên quanthực hiện đầu tư, hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi bò, heo, gia cầm cácloại…; xây dựng và nhân rộng các mô hình chăn nuôi mới như mô hình cải tạo đànbò địa phương theo hướng lai Sind; mô hình nuôi heo rừng, nhím, gà thả vườntheo hướng trang trại.

Ðặc biệt khuyến khíchcác hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ nhằm cải thiện đời sống và tăng mức thu nhậpcho bà con nông dân, theo hướng từng bước tăng về số lượng, sau đó sẽ nâng dầnvề mặt chất lượng.Kết hợp với cácchương trình mục tiêu Quốc gia và chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộcthiểu số, hộ nghèo được triển khai kịp thời, có hiệu quả. Nhờ đó đời sống củađại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã được cải thiện đáng kể.

Mục tiêu đề ra tronggiai đoạn 2011 – 2015 của huyện là nâng diện tích gieo trồng đến năm 2015 đạt41.659 ha, tổng sản lượng lương thực đạt trên 142 ngàn tấn, diện tích cao suđạt 5.500 ha, ổn định diện tích cà phê hiện có, trồng mới 3.000 ha rừng nguyênliệu…

Văn Đường