Động lực để các xã khó khăn phát triển
Thời sự Đắk Nông - Ngày đăng : 14:01, 23/06/2010
Những năm trước đây, người dân ở 3 xãQuảng Sơn, Quảng Hòa muốn ra huyện để liên hệ công việc, khám chữa bệnh… phảiđi vòng qua thị xã Gia Nghĩa trên đoạn đường dài 60 km. Đây là nỗi trăn trở củachính quyền địa phương và nhân dân trong huyện. Trước cái khó của một huyệnnghèo như vậy thì năm 2008, Nhà nước đã phân bổ trên 34 tỷ đồng từ nguồn vốnđịnh canh, định cư cùng với vốn xây dựng vùng tái định cư của dự án thủy điệnĐồng Nai 3, huyện đã khai thông con đường từ xã Quảng Khê về Đắk R’măng nối với“đường 135” Đắk R’măng đến Quảng Sơn, trở thành tuyến giao thông huyết mạch củahuyện.
Đoạn đường từ trung tâm huyện Đắk Glong về xã Đắk R’măng đã được nhựahóa |
Từ khi có con đường, người dân ở 3 xã nằmvề phía đông bắc của huyện đi về vùng trung tâm chỉ còn khoảng 30 km, rút ngắnđoạn đường so với trước. Con đường không chỉ giúp người dân tiết kiệm được thờigian mà việc đầu tư sản xuất cũng thuận lợi hơn. Ông Nguyễn Văn Tiến, vừa mớichuyển đến xây nhà ven cung đường mới cho biết: “Từ khi con đường được mở rộng,người dân đi lại dễ dàng hơn. Hạt lúa, củ khoai thu hoạch xong đưa về nhà khôngcòn vất vả như trước nữa. Được Nhà nước quan tâm làm đường sá tinh tươm, ngườidân yên tâm, phấn khởi nhiều lắm”.
Còn có rất nhiều con đường từ nguồn vốn135 ở các thôn, bon của 3 xã khó khăn trong huyện đã được “nhựa hóa” hoặc nângcấp phối, thuận tiện hơn như đường giao thông Quốc lộ 28 đi các bon của xã ĐắkSom, đường liên thôn Đắk Nang, đường liên thôn xã Đắk R’măng…giúp cho việc giao thương trong nội vùngthuận lợi hơn gấp nhiều lần trước đây. Còn đối với bà H’Ding ở xã Quảng Sơn thìcùng với đổi thay trong vùng, niềm vui của gia đình bà càng nhân lên nhiều lầnkhi được Nhà nước cấp tiền xây dựng một ngôi nhà khang trang từ nguồn vốn củaChương trình 134, bà H’Ding tâm sự: “Trước đây, gia đình khó khăn lắm. Làmnương rẫy quanh năm chỉ đủ cái ăn thôi nên không có tiền làm nhà để ở. Từ khiNhà nước xây cho căn nhà khang trang này, tôi không còn lo chỗ ở nữa mà chỉ tậptrung làm ăn, khắc phục khó khăn để ổn định cuộc sống”. Theo UBND huyện ĐắkGlong thì thực hiện Chương trình 134 giai đoạn I, giai đoạn II, đến nay huyệnđã hoàn thành tất cả các hạng mục. Cụ thể, huyện đã làm mới và sửa chữa được599 căn nhà cho 599 hộ, với tổng kinh phí thực hiện là 4,2 tỷ đồng; giải quyếtcho 19 hộ có đất ở với diện tích 0,38 ha; cấp 0,4 ha đất sản xuất cho 8 hộ.Huyện cũng đã triển khai khoan 27 giếng nước tập trung và cung cấp nước sinhhoạt phân tán bằng hình thức mua bồn chứa nước cho khoảng 4.000 hộ được hưởng lợi,với tổng số tiền trên 16 tỷ đồng. Đến nay, Chương trình 134 trên địa bàn huyệnđã kết thúc, hầu hết các hạng mục công trình được đầu tư xây dựng đã đem lạihiệu quả thiết thực, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương,nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Tương tự, các dự án như: Hỗ trợ phát triển sản xuất,hỗ trợ hộ nghèo cải thiện môi trường, giải quyết vốn vay cho hộ nghèo… thuộcChương trình với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng cũng đã được triển khai đếncác thôn, bon, trên tinh thần dân chủ, thông qua việc bình xét hộ nghèo vàthành lập nhóm hộ có cùng mục đích sản xuất, tự nguyện, đoàn kết, giúp đỡ lẫnnhau. Bên cạnh đó, việc thực hiện chính sách 168, với các chương trình cấpkhông thu tiền một số mặt hàng nhu yếu phẩm, chương trình trợ giá, trợ cước vậnchuyển thời gian qua huyện đã triển khai đạt được hiệu quả tích cực, góp phầngiúp cho đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo từng bước được cảithiện. Ngoài ra, theo Trung tâm y tế huyện thì việc triển khai Chương trình 139đến các thôn, bon, ngành y tế huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thểtrên địa bàn đến từng hộ dân lập danh sách đăng ký và tuyên truyền, hướng dẫnsử dụng thẻ khám chữa bệnh theo đúng tuyến, đúng tinh thần của chương trình đềra. Đến nay, toàn huyện đã cấp 75.366 thẻ khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộcthiểu số và hộ khó khăn.
Có thể nói, việc sử dụng nguồn vốn chính sách của Nhànước đã được huyện đầu tư có trọng tâm, đúng trọng điểm, tạo điều kiện cho cácxã, thôn, bon đặc biệt khó khăn xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng như:điện, đường, trường trạm; đầu tư phát triển sản xuất, chăm sóc sức khỏe… gópphần giúp các địa phương vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, việc triển khaichương trình không những giúp đồng bào thay đổi dần cách nghĩ, cách làm, vậndụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất, tăng thu nhập màcòn nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Bài, ảnh: Văn Tâm