Sức bật cho Quảng Khê

Thời sự Đắk Nông - Ngày đăng : 14:01, 23/06/2010

Sau khi huyện Đắk Glong được thành lập (tháng 6-2005) trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Nông (cũ), xã Quảng Khê được chọn làm trung tâm hành chính của huyện mới. Tuy nhiên, với xuất phát điểm quá thấp, là xã vùng 3, cơ sở hạ tầng hầu như chưa được Nhà nước đầu tư xây dựng...

Sau khi huyện Đắk Glongđược thành lập (tháng 6-2005) trên cơ sở tách ra từ huyện Đắk Nông (cũ), xãQuảng Khê được chọn làm trung tâm hành chính của huyện mới. Tuy nhiên, với xuấtphát điểm quá thấp, là xã vùng 3, cơ sở hạ tầng hầu như chưa được Nhà nước đầutư xây dựng. Bên cạnh, kinh tế của đại bộ phận người dân hầu như đang tự cung,tự cấp; trình độ dân trí thấp, tư duy canh tác lạc hậu nên để phát triển kinhtế-xã hội của xã xứng tầm với vị thế mới là một điều không hề đơn giản. Làm gìđể nâng cao đời sống cho nhân dân, đồng thời xây dựng được cơ sở hạ tầng thiếtyếu để tạo nên bộ mặt mới cho một trung tâm huyện lỵ là quyết tâm cũng như trăntrở của Đảng bộ và chính quyền nơi đây.

Trong Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ2005-2010 của xã đã thể hiện rõ điều này bằng nhiều chỉ tiêu thiết thực. Trong5 năm qua, Đảng bộ xã Quảng Khê đã phát huy vai trò lãnh đạo cán bộ, nhân dânthực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội và thu được những kếtquả đáng khích lệ. Đơn cử, từ một Đảng bộ chỉ có 42 đảng viên (năm 2005), đếnnay, đã tăng lên 103 đảng viên sinh hoạt tại 15 chi bộ, trong đó có 9 chi bộthôn bon, 3 chi bộ sự nghiệp, 1 chi bộ cơ quan, 1 chi bộ quân sự và 1 chi bộ ytế. Toàn xã hiện có 1476 hộ dân với 8036 nhân khẩu gồm 19 dân tộc anh em cùngchung sống. Với sự hoàn thiện cơ bản về thể chế chính trị, củng cố về tổ chứccơ sở đảng cũng như ổn định dân cư chính là tiềm lực cũng như sức bật để QuảngKhê từng bước phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực.

Một góc trung tâm thương mại xã Quảng Khê. Ảnh: N.T

Đến nay, cơ cấu kinh tế, lao động của xãđang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệpnông thôn. Sản xuất nông- lâm nghiệp được xác định là lĩnh vực thế mạnh và đangphát triển, chuyển dịch theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Toàn xã hiện cótrên 10 ngàn ha cây sản xuất lâu năm các loại, tăng 25% so với năm 2005. Đặcbiệt, xã đang có 7 đơn vị quản lý rừng đứng chân với tổng diện tích trồng rừngphân tán gần 1000 ha, tăng 520 ha so với năm 2005. Nhiều diện tích rừng trồngtập trung và phân tán đã và đang cho thu hoạch, góp phần tăng thu ngân sách địaphương cũng như đảm bảo thu nhập cho một bộ phận người dân. Ngoài ra, một sốlĩnh vực như chăn nuôi, trồng cây ăn trái theo mô hình trang trại cũng đangphát triển khá mạnh ở địa phương. Toàn xã hiện có 206 hộ gia đình làm kinh tếtrang trại (tăng 114 hộ so với năm 2005); 350 hộ có mức thu nhập hàng năm từ30-50 triệu đồng… Kết cấu hạ tầng nông thôn của xã trong những năm qua cũngluôn được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Ngoài những trục đường nhựado tỉnh, huyện đầu tư, xây mới, thì trong 5 năm qua, hàng chục km đường giao thôngnông thôn trên địa bàn cũng đã được nhựa hóa, góp phần tạo thuận tiện cho ngườidân đi lại. Đây cũng là tiền đề quan trọng để xã cải thiện và từng bước hoànthiện quan hệ sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Từmức thu nhập bình quân đầu người toàn xã trên 5 triệu đồng/người/năm (năm 2005)nay đã tăng lên gần 8,5 triệu đồng/người/năm (tăng 45%). Hiện xã cơ bản khôngcòn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm mạnh. Bên cạnh đó, lĩnh vực y tế, giáodục, an ninh nông thôn của xã trong những năm qua cũng đã có những bước tiếnvượt bậc. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường toàn xã đã đạt 98%, tăng trên30% so với năm 2005. Với những kết quả đã đạt được, Quảng Khê đang hiện hìnhvới một diện mạo mới.

Theo ông Trần Quốc Hiền, nguyên Phó Bíthư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã thì mặc dù những kết quả đạt được trong 5 năm quacủa xã trong việc phát triển kinh tế-xã hội là không thể phủ nhận. Tuy nhiên,về cơ bản, Quảng Khê vẫn đang gặp không ít khó khăn như tỷ lệ hộ nghèo vẫnchiếm tương đối cao, thu nhập bình quân của người dân tuy đã được cải thiệnđáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh… Vì thế, theo tôi,để phát triển Quảng Khê thành trung tâm kinh tế-chính trị của huyện thì cầnphải có một kế hoạch đồng bộ và dài hơi… Trong đó huyện cũng như bản thân xãphải xác định được những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để đầu tư trọng điểm, tạonên sức bật mới trên lộ trình phát triển kinh tế. Mặt khác, ngoài sự nỗ lực củaxã, thì các cấp cũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác định hướng, chỉ đạo, cácchính sách xóa đói, giảm nghèo bền vững, chính sách đồng bào dân tộc thiểu số…Có như vậy, Quảng Khê mới thực sự có một “sức bật để xé rào” trên lộ trình xâydựng, phát triển thành một trung tâm đô thị loại 5 trong một tương lai gần.

Đức Diệu