Quan trắc tài nguyên môi trường nước dưới đất vùng Nam Tây Nguyên

Đời sống - Ngày đăng : 09:09, 09/12/2010

Đoàn Điều tra Quy hoạch Tài nguyên nước (ĐTQHTNN) 704 (thuộc Liên đoàn Điều tra Quy hoạch Tài ngyên nước Miền Trung) thực hiện "Quan trắc Tài nguyên Môi trường nước dưới đất khu vực Đắk Lắk và Đắc Nông".

Đoàn Điều tra Quy hoạchTài nguyên nước (ĐTQHTNN) 704 (thuộc Liên đoàn Điều tra Quy hoạch Tài ngyênnước Miền Trung) thực hiện "Quan trắc Tài nguyên Môi trường nước dưới đất khuvực Đắk Lắk và Đắc Nông". Đây là dự án khoa học nằm trong đề án nghiên cứu đánhgiá chất lượng nước dưới đất toàn vùng Tây Nguyên. Dự án này làm cơ sở khoa họccho các ngành chức năng theo dõi có hệ thống và dự báo sự biến đổi về số lượng,chất lượng nước dưới đất, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ môi trường nướcở Nam Tây Nguyên.

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn của toàn khu vực, Đoàn ĐTQHTNN704 đã bố trí hệ thống 62 lỗ khoan sâu theo 3 tuyến xác định: tuyến 1 từ EaH’leo đi Buôn Hồ (Đắk Lắk) đến Krông Nô-thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông); tuyến 2 từEa Súp đến Ea H’leo và tuyến 3 từ Buôn Ma Thuột đến Ea Kar (Đắk Lắk). Tại mỗi lỗkhoan đã lập một trạm quan trắc. Hiện nay, đã có 1/3 số trạm quan trắc đượctrang bị các máy đo tự động về các chỉ số dao động mực nước ngầm, nhiệt độ, cácthành phần hoá chất của nước diễn biến theo thời gian. Theo lịch được sắp xếp,trong mùa mưa, cứ 3 ngày cán bộ kỹ thuật quan trắc, đo mực nước 1 lần và trongmùa khô sau 5 ngày, đo mực nước một lần. Ngoài việc nghiên cứu nước ngầm tạicác lỗ khoan, đoàn còn theo dõi các điểm lộ nước mạch tự nhiên và sông suối.Trong một năm, đoàn lấy mẫu phân tích, xét nghiệm chất lượng nước mỗi lỗ khoanvà các điểm lộ nước mạch tự nhiên và sông suối 1 lần trong mùa mưa và 1 lầntrong mùa khô.

Qua quá trình nghiên cứu, quan trắc sự biến đổi môi trường nước dưới đất, đãcho thấy do tác động nhiều mặt của con người, nhất là hoạt động canh tác nôngnghiệp và khai thác lâm sản, hiện nay mực nước ngầm và chất lượng nước ở hầuhết toàn khu vực Đắk Lắk và Đăk Nông đã thay đổi. Trong vài năm gần đây, về mùakhô mực nước ngầm trung bình toàn tỉnh thấp hơn những năm đầu thập niên 80 củathế kỷ trước khoảng 1,4-1,5 mét. Những vùng sản xuất cà phê và địa bàn rừng bịtàn phá, mực nước ngầm tụt xuống còn thấp hơn. Đặc biệt, những vùng trồng nhiềucà phê, về mùa khô do phải bơm hút nước tưới quá lớn như ở Buôn Ma Thuột, KrôngBuk, Krông Pách, Krông Ana, Cư M’gar (Đăk Lăk) mực nước ngầm tụt xuống thấp hơnnhững năm đầu thập niên 80 từ 4 đến 5 mét. Riêng năm 2010, tổng lượng mưa íthơn mức bình quân của các năm trước, cộng thêm lớp thảm thực vật trên bề mặtđất toàn vùng giảm đáng kể so với trước, nên mực nước ngầm tụt xuống rất thấp.

Hiện nay, chất lượng nước ngầm ở Đắk Lắk và Đăk Nông cũng đã biến đổi so với trước.Qua xét nghiệm, phân tích các mẫu thu thập trong các lỗ khoan, và điểm lộ nướcmạch, thì trong nước ngầm đã phát hiện được hóa chất Nitric và chất Nitrat vớihàm lượng thấp. Những hóa chất này xuất hiện ở trong nước ngầm do, bón phân vôcơ cho cây trồng và chất thải của con người. Trong mùa mưa nước mặt hòa tan vàđã mang theo những hóa chất này ngấm vào lòng đất gây ô nhiễm, làm giảm chấtlượng nước ngầm.

 Q.S (Theo TTXVN)