Vụ việc Công ty TNHH Đại Việt gây ô nhiễm môi trường: Trách nhiệm của doanh nghiệp ở đâu ?
Đời sống - Ngày đăng : 10:25, 26/04/2013
Ngày 11/4/2013, UBND tỉnh có Quyết định 520/QĐ-TĐCHĐ về việctạm đình chỉhoạt động đối với nhà máysản xuất cồn công nghiệp của Công ty TNHH Đại Việt ở Khu công nghiệp Tâm Thắng(Chư Jút), do doanh nghiệp này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tại thờiđiểm giữa tháng 4/2013, mặc dù doanh nghiệp này đang có những động thái khắcphục hậu quả, song địa bàn gây ra ô nhiễm vẫn còn là nỗi ám ảnh của người dânđịa phương.
Hồ chứa nước thải sinh học bốc mùi hôi thối |
Kinh hoàng vì chất thải
Mặc dù đã tạm ngưnghoạt động vài ngày sau quyết định của UBND tỉnh, nhưng khi đến địa phận thị xãTâm Thắng (Chư Jút), mọi người đều dễ dàng nhận thấy trong không gian đang lantỏa một mùi hôi thối khó tả. Càng tiến gần “hiện trường”, nơi diễn ra hoạt độngsản xuất của nhàmáy cồn, mùi hôi thốicàng bốc lên nồng nặc đến ngạt thở. “Thủ phạm” của mùi hôi thối trên là xuấtphát từ một hồ chứa nước thải trực tiếp lộ thiên rộng khoảng 1000m2 và bãi chứabùn thải rộng khoảng 1500m2 của công ty.
Cả “biển” nước thải,bùn thải đặc quánh đen ngòm không hề có đáy lót chống thấm, hàng rào chống bụivà vật che chắn, cứ vậy mặc sức lan tỏa trong không khí, ngấm xuống lòng đất.Không chỉ khu vực xả thải trực tiếp mà 5 hồ xử lý nước thải sinh học của côngty, mặc dù hệ thống sục khí, xử lý đang vận hành nhưng mùi hôi thối cũng bốclên không kém.
Chị Nguyễn Linh Tuyền,kế toán của Công ty TNHH Xanh Đồng, Khu công nghiệp Tâm thắng cho biết: “Nhàtôi ở cách khu công nghiệp đến mấy cây số mà lâu nay cũng nghe mùi hôi thốinồng nặc. Ở nhà đã vậy, khi đến công ty làm việc, mặc dù thường xuyên phải đóngcửa phòng, đeo khẩu trang cả ngày mà chúng tôi vẫn không tránh được mùihôithối. Nếu tình tạng trên không đượckhắc phục thì công nhân ở khu công nghiệp này sẽ rất khó trụ nổi để làm việc”.
Theo ông Nguyễn TrọngToàn, Giám đốc Công ty TNHH Đại Việtthìnước thải độc hại của nhà máy từ hoạt động sản xuất mỗi ngày khoảng 700m3. Hiệncông ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 2.500m3/ngày bằngphương pháp sinh học kỵ khí và hiếu khí; trong đó có 4 bồn xử lý kỵ khí cấp 1và 2 bồn xử lý kỵ khí cấp 2 cùng 1 hồ Aerotank và 5 hồ sinh học được lót đáychống thấm.
Tuy nhiên, đầu năm2013, các bồn xử lý kỵ khí bị sự cố nên công ty đã đào một hồ chứa tạm thời đểxả nước thải. Thế nhưng, theo Sở Tài nguyên và Môi trường thì việc đào hồ và xảnước thải, bùn thải này chưa có sự cho phép của cơ quan chức năng. Vì thế, mặcdù là tạm thời nhưng do không tuân thủ các quy trình về kỷ thuật,bảo đảm môi trường nên rất nguy hại.
Chưa kể đến,nhiều người dân cònphản ánh tình trạng mùi hôi thối càng đậm đặcvào khoảng thời gian từ 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng khi nhà máy hoạt động. Vìthế, cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc để điều tra liệu có phải công ty đanglén lút xả thải trực tiếp chất thải độc hại ra sông hay không? Ông Trần XuânTình, người dân ở thôn 2, xã Tâm Thắng cho biết: “Nhiều lúc nửa đêm đang ngủ,cả nhà tôi đều phải bật dậy vì mùi hôi thối nồng nặc, gây tức ngực, khó thở”.
Khắc phục hay lại… đối phó
Theo tinh thần củaQuyết định số 520/QĐ-TĐCHĐ ngày 11/4/2013 của UBND tỉnh thì chậm nhất là 20ngày kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành, nếu đơn vị không khắc phục,hoặc khắc phục không triệt để thì UBND tỉnh sẽ áp dụng hình thức đóng cửa nhàmáy. Vì vậy, để khắc phục hậu quả, hiện Công ty Đại Việt đang tiến hành thu gomnước thải, bùn thải từu hồ chứa thải tạm chở đi nơi khác và san lấp mặt bằng;tiến hành lấp các họng đấu nối xả thẳng nước thải ra sông Sêrêpốk. Tuy nhiên,vấn đề mà dư luận quan tâm là liệu đây có phải là biện phápkhắc phục triệt để lâu dài hay chỉ mang tínhchất đối phó như lâu nay vẫn thường xảy ra.
Trên thực tế, công tyTTNHH Đại Việt đã bị cơ quan chức năng xử phạt rất nhiều lần về tình trạng ônhiễm môi trường do xả thải trực tiếprasông, không tuân thủ các quy trình xử lý chất thải… Ngoài quyết định tạm thờiđình chỉ của UBND tỉnh thì hầu như năm nào, công ty này cũng bị cơ quan chứcnăng xử phạt hành chính vì chưa thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáođánh giá tác động môi trường.
Điều đáng nói là theophản ánh của các hộ dân ở Chư Jút thì lần nào cũng vậy, khi có đoàn kiểm tra vềhay vừa bị xử phạt thì mùi hôi thối từ không khí còn đỡ hơn. Thế nhưng, chỉ sauđó một thời gian ngắn, tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây lại tiếp diễn.
Theo Công ty Pháttriển hạ tầng Khu công nghiệp Tâm Thắng thì để xử lý mùi hôi thối từ các hồchứa chất thải, mỗi ngày, Công ty TNHH Đại Việt phải bỏ ra khoảng 20triệu đồng tiền phun hóa chất. Thế nhưng, đểbớt tốn kém, họ sẵn sàng “cắt” phần kinh phí này, mặc cho mùi hôi thối khuếchtán vào không khí, lan đến mọi ngõ ngách. Có chăng, việc phun hóa chất xử lýmùi chỉ được thực hiện khi có đoàn kiểm tra, thanh tra về đây làm việc.
Chưa kể đến, quy trìnhxử lý qua hệ thống cũng rất tốn kém nên không ngoại trừ khả năng đơn vị này lénlút xả chất thải trực tiếp ra môi trường. Trong khi đó, chính quyền địa phươngvà cơ quan chức năng không thể khi nào cũng có mặt để giám sát, kiểm tra hoạtđộng này, nên rất khó để bắt quả tang hành vi xả thải trực tiếp. Nếu có pháthiện vi phạm thì mức xử phạt áp dụng hiện nay cũng thấp hơn rất nhiều so vớikinh phí xử lýchất thải theo đúng quychuẩn cam kết nên việc chấp hành thời gian qua cũng chỉ mang tính chất đối phó.
Trước thực trạng môitrường bị xâm hại nghiêm trọng, một câu hỏi lớn đặt ra là trách nhiệm của doanhnghiệp ở đâu trong khi hệ quả của nó mang lại đối với cuộc sống, sản xuất củangười dân hiện nay và sau này là không hề nhỏ. Thử hỏi, đã bao giờ doanh nghiệpcân nhắc, soát xét những vấn đề này trước khi vi phạm hay chỉ vì lợi nhuậntrước mắt mà quên đi quyền được sống trong môi trường trong lành của cả cộngđồng?.
Bài, ảnh”Đ.D