Nhân Ngày truyền tóng phòng chống thiên tai (22/5): Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho cộng đồng

Đời sống - Ngày đăng : 09:24, 22/05/2013

Tây Nguyên được đánh giá là vùng có khí hậu ôn hòa hơn so với một số khu vực khác của nước ta, lại nằm cách xa bờ biển nên ít khi chịu tác động trực tiếp của gió bão; nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà khu vực này vẫn là tâm điểm gây hại của thiên tai hàng năm...

Tây Nguyên được đánhgiá là vùng có khí hậu ôn hòa hơn so với một số khu vực khác của nước ta, lạinằm cách xa bờ biển nên ít khi chịu tác động trực tiếp của gió bão; nhưng donhiều nguyên nhân khác nhau mà khu vực này vẫn là tâm điểm gây hại của thiêntai hàng năm.

Trong những năm qua,công tác phòng chống thiên tai ở khu vực Tây Nguyên được quan tâm thông quanhững việc làm cụ thể như: Nâng cao năng lực, chất lượng dự báo phục vụ khítượng thủy văn; Các chương trình bảo đảm an toàn dân cư trong vùng ngập lũ; Quyhoạch, khoanh vùng phòng, tránh lũ quét, sạt lở đất; Trồng rừng phủ xanh đấttrống đồi núi trọc, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; Nâng cao năng lực trữ vàcấp nước của các hồ chứa, kiên cố hóa hệ thông kênh mương thủy lợi; Chuyển đổicơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng bền vững phù hợp với điều kiện tự nhiêncủa khu vực; Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng,tránh và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng dân cư theo phương châm “bốn tạichỗ”; Tập huấn nâng cao năng lực cứu hộ cho lực lượng phòng, chống thiên taicác cấp; Mua sắm thêm các thiết bị, phương tiện xuồng, ca-nô để nâng cao hiệuquả cứu hộ tại chỗ cho các cơ sở...

Tuy nhiên, do năng lựcphòng ngừa và ứng phó với thiên tai của người dân ở từng thời điểm, từng địaphương còn bất cập, nên hậu quả do thiên tai gây ra vẫn để lại thiệt hại nặngnề.

Để nâng cao năng lựcphòng ngừa và ứng phó với thiên tai cho người dân và cộng đồng, thì trước hếtphải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện các lớp tập huấn, trang bị kiếnthức về thiên tai và nguyên nhân hình thành thiên tai; hướng dẫn địa phương lậpkế hoạch ứng phó với thiên tai hàng năm; tổ chức các buổi diễn tập phòng chốngthiên tai ở cấp thôn, làng, trường học để mỗi người dân và các em học sinh cónhững hiểu biết và kỹ năng cơ bản để có thể chủ động ứng phó với các tình huốngthiên tai.

Cũng qua những côngtác này sẽ từng bước điều chỉnh những hành vi ở làng, bon, mỗi hộ gia đình vàtừng con người. Đối với các cộng đồng làng, bon, xã cần đưa nhiệm vụ phòngchống thiên tai vào quy ước, hương ước, từ đó sẽ trở thành sức mạnh to lớn cảvề mặt đạo đức và pháp lý. Mặt khác, cũng phải thông qua các hình thức sinhhoạt chính quyền, đoàn thể, công tác tuyên truyền để thường xuyên nâng cao ýthức chấp hành pháp luật, đặc biệt là trong việc chấp hành quy hoạch, bảo vệnguồn nước; gìn giữ, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ các công trình giaothông, thủy lợi...

Bao trùm tất cả làviệc kiên trì xây dựng và thực hiện những chuẩn mực văn hóa mới trong đó mọicộng đồng và những cá nhân đều nhận thức rõ quyền hạn và trách nhiệm của mìnhtrong thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, phòng chống thiên tai và bảo vệmôi trường sinh thái.

Đi đôi với những việcnêu ở trên là việc xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đồng thời hướng chính quyềnđịa phương, người dân và cộng đồng tham gia vào việc thực hiện nhiệm vụ cảnhbáo sớm cùng với cơ quan chuyên môn. Hệ thống cảnh báo sớm bao gồm thiết bị đomưa thủ công; các tháp báo lũ, các bản đồ thiên tai và nguy cơ xảy ra thiên taicủa địa phương; các thiết bị truyền thông tin như trống, kẻng, loa, còi, máy bộđàm, vv.

Hệ thống cảnh báo sớmsẽ phát huy tác dụng khi chính quyền địa phương và người dân được trang bị kiếnthức và tự nguyện tham gia quan sát, đo và thông tin tình hình mưa, lũ lụt ởđịa phương đến cơ quan chuyên môn và thông báo rộng rãi đến thôn, làng. Có đượcnhững thông tin này, cơ quan chuyên môn sẽ có cơ sở sát thực để tham mưu choBan chỉ huy PCLB & GNTT các cấp chỉ đạo công tác ứng phó với thiên tai ởnhững vùng không có trạm đo Khí tượng Thủy văn. Người dân khi có thông tin cũngchủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó theo các tình huống đã được diễntập.

Nguyễn VănHuy