Thơm ngon trái cây Đắk Nông

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 13:43, 12/01/2011

Ở huyện Đắk Mil, xã nào cũng trồng cây ăn trái, với các loại như sầu riêng, bơ… nhưng có nhiều thì ở Đức Minh, Đức Mạnh và thị trấn Đắk Mil. Hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 9 là người dân trong huyện lại bước vào mùa thu hoạch bơ và sầu riêng...

Từ sầu riêng, bơ, xoài…

Ở huyện Đắk Mil, xã nào cũng trồng cây ăntrái, với các loại như sầu riêng, bơ… nhưng có nhiều thì ở Đức Minh, Đức Mạnhvà thị trấn Đắk Mil. Hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 4 cho đến tháng 9 làngười dân trong huyện lại bước vào mùa thu hoạch bơ và sầu riêng. Dọc các tuyếnđường, từ ngõ xóm cho đến quốc lộ, những quầy hàng chất hàng “núi” bơ và sầuriêng để bán cho khách qua đường. Sầu riêng Đắk Mil có hương thơm, vị ngọtkhiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi. Cũng chính vì thế mà nhữngchuyến xe vào Namhay ra Bắc, khi đến vùng này đều dừng lại để hành khách mua vài chục ký đem vềlàm quà. Còn với những người dân ở khắp các miền quê đến định cư ở Đắk Mil thìmỗi dịp về thăm quê trong mùa quả chín thế nào cũng mang trái cây về biếu bàcon, bạn hữu, xem như đặc sản của quê hương thứ hai với niềm tự hào đã tìm đượcđất lành lập nghiệp!

ngoài bơ và sầu riêng, nông dân Đắk Milcũng đang trồng thêm nhiều giống cây trái khác theo hướng chuyên canh. Nổitiếng có mít nghệ Đắk N’drót, xoài Đắk Gằn. Bà con phấn khởi vì những giống câynày cũng rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất, còn hiệu quả kinh tế thìkhông thua kém sầu riêng và bơ. Ông Lại Tiến Thuật ở xã Đắk Gằn cho biết: “Mùamưa năm 2004, gia đình trồng 1,8 ha giống xoài 3 mùa có nguồn gốc từ Đồng Naivà hiện đang thu hoạch tốt. Mấy năm trước, vườn xoài nhà tôi ở mức 15 tấn/năm,nhưng năm nay thời tiết thuận lợi nên ước phải đạt tầm trên 20 tấn. Qua mấy mùathu hoạch cho thấy, chất lượng trái xoài trồng ở Đồng Nai và Đắk Gằn đều ngonnhư nhau, nhưng điều kiện đất đai và khí hậu ở đây thuận lợi hơn nhiều. So vớitrồng cà phê thì lời gấp đôi, lại cũng không mất nhiều công lao động và chi phíđầu tư thấp. Cứ đến mùa thu hoạch thì thương lái họ vào tận vườn mua và sẵnlòng đầu tư vật dụng để thu hoạch, bảo quản trái để đưa đi các tỉnh, thành phố lớn”.


Niềmvui của anh Nguyễn Văn Chu, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) trước vườn cam, quýt trĩuquả

Đến nhãn, chôm chôm,cam, quýt, măng cụt

Ở các huyện khác, diện tích cây ăn tráicũng có chiều hướng gia tăng, đa dạng về chủng loại, làm cho trái cây Đắk Nôngthêm phong phú. Các xã như Nam Dong, Ea Pô, Đắk Wil, Trúc Sơn… của huyện ChưJút ngày càng có nhiều vườn cây ăn trái với qui mô héc-ta và đủ các loại bưởi,xoài, nhãn, vú sữa, chôm chôm, mận, mít… Ở các huyện Đắk Glong, Đắk Song và thịxã Gia Nghĩa, tuy đất đai không mấy bằng phẳng, nhưng lại rất thuận lợi choviệc trồng các loại cây có múi. “Nắm” được sự ưu đãi của đất đai, nông dân ởnhững vùng quê này đã đầu tư khá bài bản, có những trang trại qui mô từ vài hađến 50-60 ha. Anh Nguyễn Văn Chu ở xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) chỉ trồng hơn 1,5 ha,nhưng năm nào cũng thu từ 70-80 tấn cam, quýt. Anh Chu cho biết: “Hiện nay,những hộ trồng cam, quýt ở đây thường điều chỉnh vườn cây cho trái theo từngthời điểm để vừa tăng năng suất vừa bán được giá. Các nhà vườn cũng đã liên kếtvới doanh nghiệp uy tín để tiêu thụ sản phẩm, nên đầu ra khá thuận lợi”. Hay nhưanh Trần Mạnh Đông trồng 6 ha măng cụt và theotính toán thì năm 2010 này sẽ đạttrên 10 tấn, doanh thu hơn 500 triệu đồng.

Hướng đến xây dựngthương hiệu

Thực tế, lâu nay trái cây của các địaphương đã có “thương hiệu” trong lòng người tiêu dùng. Người dân đã ưa chuộngvà tìm mua sầu riêng Đắk Mil, xoài Đắk Gằn, cam, quýt Gia Nghĩa, chôm chôm,nhãn của Chư Jút… Nhưng về lâu dài thì cũngcần phải xây dựng thương hiệu cho trái cây Đắk Nông. Nông dân cũng mong muốnrằng thương hiệu sẽ giúp quảng bá đặc sản của địa phương cũng như mở rộng thịtrường tiêu thụ. Những năm qua, xã Đức Mạnh cũng đã được Sở Khoa học - Côngnghệ phối hợp với Viện Khoa học – Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên tổ chức“Hội thi trái sầu riêng”. Hội thi không chỉ là cơ hội thu hút hàng trăm nôngdân khoe những quả sầu riêng ngon nhất, đẹp nhất của vườn nhà mình mà từ đó cácnhà khoa học đã tuyển chọn được 8 cây sầu riêng đầu dòng để nhân giống. UBNDhuyện Đắk Mil đã hoàn tất các thủ tục, lộ trình và dự kiến đầu năm 2011, sầuriêng Đắk Mil sẽ chính thức có thương hiệu trong làng trái cây nổi tiếng thơmngon của Việt Nam.Từ bước đi của sầu riêng Đắk Mil, hy vọng sẽ có thêm nhiều cây trái khác cóđược thương hiệu rõ ràng, gắn liền với những địa danh của quê hương Đắk Nông.

Bài, ảnh: Thanh Nga