Rừng già ở Tuy Đức tiếp tục bị tàn phá: Phải xử lý các cấp chính quyền thiếu trách nhiệm

Nông nghiệp - Nông thôn - Ngày đăng : 09:05, 28/03/2011

Chưa đầy 3 tháng đầu năm, gần cả trăm ha rừng ở Tuy Đức bị “xóa sổ”. Rừng mất bởi vì “lâm tặc” ở đây sẵn sàng bất chấp tất cả để chiếm đất rừng, rừng làm tư liệu sản xuất...

Chưađầy 3 tháng đầu năm, gần cả trăm ha rừng ở Tuy Đức bị “xóa sổ”. Rừng mất bởi vì“lâm tặc” ở đây sẵn sàng bất chấp tất cả để chiếm đất rừng, rừng làm tư liệusản xuất. Trong khi đó, “chủ rừng”, rồi các cấp chính quyền địa phương chỉ cócách là… hạn chế.

Mỗi ngày Tuy Đứcmất gần 1 ha rừng

Nhìn vào báo cáo của huyện Tuy Đức, tínhtừ đầu năm đến ngày 15-3, toàn huyện đã có 73,65 ha rừng bị “cạo” sạch. Nhưvậy, nếu nhẩm sơ sơ thì mỗi ngày, huyện có xấp xỉ 1 ha rừng bị loại ra khỏi bảnđồ lâm nghiệp. Đó là con số trên… báo cáo, đây là những vụ được “chủ rừng”, cáccơ quan phát hiện rồi lập biên bản và thống kê. Còn nếu có cách để đo đếm, cậpnhật từ diễn biến rừng trên thực tế, thì chắc con số trên sẽ không chỉ dừng lạiở đó.

Quả thực là chỉ có đi trên những cánhrừng giờ trơ trọi, gốc, thân cây lớn bị đốt cháy đen thui, chúng tôi mới thấysức tàn phá ghê gớm của con người. Từ con đường nối trung tâm huyện cắt ngangnhững đám rừng sang xã Đắk Ngo, hai bên dân cư giờ đua nhau ra lề đường dựngnhà mới. Nhiều nơi sát lề đường, rừng bị phá nham nhở, cây gỗ chưa kịp dọn sạchtrên đất thì người dân đã tranh thủ dựng nhà ở… Hỏi về những căn nhà gỗ mà lớpván dựng đang còn “mùi” thơm từ cây rừng mới xẻ thì mấy người dân ở đây nóithẳng với chúng tôi, họ đua nhau phá rừng gần đường để chiếm đất “mặt tiền” đó.Chỉ cần phá một sào rừng gần mặt đường, rồi bán mỗi mét ngang cũng có giá cảchục triệu rồi, nên dại gì mà không làm. Trước đây, có mấy người dám phá rừng ởgần đường vì dễ bị phát hiện. Còn giờ khi những khu rừng ở nơi xa đã dần hếtthì “lâm tặc” cũng chẳng ngần ngại chen lấn ra tới lề đường.


Dân di cư tựdo đến xã Đắk Ngo (Tuy Đức) lấn chiếm đất dựng nhà ở trái phép

“Liên hiệp” phá rừng

Nhìn vào diện tích phá rừng và so sánh vớithực tế đang diễn ra thì thấy câu chuyện về số phận những cánh rừng già ở TuyĐức phải được liệt vào “sách đỏ” rồi. Rừng bị phá, lấn chiếm không chỉ ở nhiềunơi, nhiều người mà có cả nhiều nhóm người được tổ chức… đi phá rừng. Điển hìnhtrong các ngày 7 và 9 tháng 3 vừa qua, khoảng 380 người ở điểm dân cư số 1 và2, xã Đắk Ngo vào tiểu khu 1522 phá rừng làm thiệt hại 28 ha. Còn trước đó,cũng tại khu vực xã Đắk Ngo, 126 người đồng bào Mông ở tỉnh Nghệ An cũng tự ývào “tìm” đất sản xuất… Cùng với người “nhập cư” thì rừng ở Tuy Đức còn “chịutrận” với chính những người đã gắn bó lâu năm với vùng đất này. Một đoạn đườngđất cấp phối từ trung tâm huyện cắt qua vài cánh rừng bị xé nhỏ, nhưng chúngtôi thấy mấy xưởng cưa và cả lò đốt than nằm chễm chệ sát lề đường.

Ngay tại buổi làm việc với huyện Tuy Đứcvừa qua, sau khi đi thực tế, đồng chí Nguyễn Văn Thử, Phó Bí thư Thường trựcTỉnh ủy đã phải thốt lên: “Rừng ở đây bị phá nhiều quá. Liệu rồi, những xưởngcưa và lò than mọc gần bìa rừng kia có bao nhiêu cái là chế biến gỗ đúng quyđịnh?”. Câu hỏi của đồng chí Phó Bí thư Thường trực đáng để các cấp, ngành, địaphương phải suy nghĩ về công tác quản lý bảo vệ rừng hiện nay. Thực tế, nhữngxưởng cưa trên không thể cứ nằm mãi trong rừng được nữa. Đáng lẽ ra các ngành,địa phương phải bắt những ông chủ đó đưa xưởng ra xa khỏi rừng, không thì phảicho ngưng hoạt động từ lâu rồi.

Phải xử lý các cấp chính quyền thiếutrách nhiệm

Ông Ngô Thanh Danh, Bí thư Huyện ủy TuyĐức cho biết: “Công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng ở địa phương thời gianqua, cái được thì ít mà mất thì nhiều. Nguyên nhân do công tác quản lý chưa cósự đồng thuận ở cấp dưới. Trách nhiệm mất đất rừng, rừng trước hết phải kể đếncác cấp chính quyền, “chủ rừng”. Việc kiểm tra, giám sát đất rừng, rừng cònchưa hết trách nhiệm. Có đơn vị mà huyện mời không thèm lên làm việc. Còn khiđi hỏi thì không biết trụ sở công ty đóng tại đâu?”. Cũng theo ông Danh, để hạnchế tình trạng phá, lấn chiếm đất rừng, rừng thì địa phương cần sự hỗ trợ củatỉnh cả về phương tiện, kinh phí và nhân lực. Trong khi đó, nói về công tácgiải tỏa những điểm “nóng” lấn chiếm đất rừng, rừng ở huyện Tuy Đức, ông NguyễnNgọc Tài, Chi Cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh khẳng định: “Việc cưỡng chế, giảitỏa những điểm dân lấn chiếm đất rừng thì Đoàn 12 tỉnh và huyện đã triển khaiđiều tra, xác minh thực tế. Và qua thống kê, ở huyện hiện có 1.240 ha đất rừng,rừng bị lấn chiếm trái phép nằm ở 5 công ty, trong đó có 4 đơn vị tư nhân, cònlại của doanh nghiệp Nhà nước. Dự kiến cuối tháng 3 này việc cưỡng chế sẽ đượctriển khai. Trước hết, tỉnh sẽ làm “điểm”, giải tỏa 500 ha đất lấn chiếm ở lâmphận quản lý thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Quảng Tín”.

Từ cách địa phương dám nhìn thẳng vàonguyên nhân mất rừng, đến sự vào cuộc của các cấp, ngành nhằm hạn chế tìnhtrạng phá rừng ở Tuy Đức là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc địa phương vàcác cấp quản lý chỉ chú trọng khắc phục, hạn chế mà “quên” nói đến việc xử lýtrách nhiệm của những người được giao trọng trách bảo vệ rừng, liệu đã là chínhxác? Đồng chí Nguyễn Văn Thử, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trong buổi làmviệc với huyện Tuy Đức mới đây cũng chỉ đạo gắt gao: “Ngoài xử lý “chủ rừng”,những kẻ cầm đầu, người chủ mưu phá rừng... thì cũng phải kể đến trách nhiệmcủa các cấp chính quyền và địa phương. Nếu để tiếp tục mất rừng thì phải xử lýngay những người được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng ở địaphương”.

Bài, ảnh:Công Tính