Tăng cường sử dụng phần mềm hợp pháp giúp tăng giá trị kinh tế Việt Nam

Công nghệ thông tin - Ngày đăng : 10:16, 22/05/2013

Theo một nghiên cứu của BSA, cứ tăng 1% số phần mềm hợp pháp được sử dụng thì sẽ tăng thêm được 50 triệu USD cho nền kinh tế của Việt Nam và lợi ích mà phần mềm có bản quyền đem lại lớn hơn gấp đôi so với lợi ích mà phần mềm lậu có thể mang lại...

Theo một nghiên cứu của BSA, cứ tăng1% số phần mềm hợp pháp được sử dụng thì sẽ tăng thêm được 50 triệu USD cho nềnkinh tế của Việt Nam và lợi ích mà phần mềm có bản quyền đem lại lớn hơn gấpđôi so với lợi ích mà phần mềm lậu có thể mang lại.


Một nghiên cứu mới đây của Liên minhPhần mềm thế giới (BSA) và INSEAD -  một trong những trường đại họckinh tế hàng đầu thế giới, cho biết việc tăng cường sử dụng phần mềm có bảnquyền, chứ không phải tăng cường sử dụng phần mềm lậu sẽ có nhiều ý nghĩa hơnđối với nền kinh tế của Việt Nam.

Nghiên cứu cho biết ở Việt Nam, cứtăng 1% mức sử dụng phần mềm có bản quyền thì sẽ tạo ra được khoảng 87triệu USD giá trị sản phẩm kinh tế quốc dân, so với mức 37 triệu USDcó được từ việc tăng tương tự đối với phần mềm lậu - nghĩa là sử dụngphần mềm có bản quyền sẽ làm cho giá trị kinh tế tăng thêm được 50 triệu USD.

Tác động kinh tế của phần mềm có bảnquyền là một nghiên cứu có tính đột phá dựa trên số liệu từ 95 quốc gia, trongđó có 15 quốc gia châu Á, chỉ ra những lợi ích đối với nền kinh tế quốc dân củaviệc sử dụng phần mềm có bản quyền. Nghiên cứu khẳng định rằng việc tăng sửdụng phần mềm có bản quyền sẽ làm tăng đáng kể tổng sản phẩm quốc nội (GDP),cũng như tác động thúc đẩy kinh tế của phần mềm có bản quyền là cao hơn đáng kểso với phần mềm lậu.

Ông Roland Chan, Giám đốc cao cấpphụ trách Truyền thông của BSA tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chobiết: “Sử dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ sẽ làm giảm rủi ro và tăng hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp. Nghiên cứu khẳng định phần mềm có bản quyềnkhông những có lợi cho doanh nghiệp mà còn là một động lực quan trọng thúc đẩytăng trưởng kinh tế quốc dân. Chính phủ, bộ máy hành pháp và doanh nghiệp ViệtNam cần tận dụng mọi cơ hội để hiện thực hóa những lợi ích tiềm năng này bằngcách giảm vi phạm bản quyền và tăng sử dụng phần mềm có bản quyền đầy đủ”.

Nghiên cứu cũng cho thấy cứmỗi USD đầu tư thêm vào phần mềm có bản quyền đầy đủ sẽ đem lại mức tỉ lệhoàn vốn đầu tư (ROI) là 94 USD ở Việt Nam. Con số tương ứng đối với mỗiUSD đầu tư thêm vào phần mềm lậu là 9 USD.

Một số kết quả khác của nghiên cứucho thấy, việc tăng mức sử dụng phần mềm có bản quyền tại khu vực châu Á -Thái Bình Dương lên 1% sẽ làm cho nền kinh tế cua khu vực tăng thêm được 18,7tỷ USD, so với mức 6 tỷ USD mà phần mềm lậu có thể đem lại - sự chênh lệch là12,7 tỷ USD. 

Việc tăng mức sử dụng phần mềm cóbản quyền toàn cầu lên 1% sẽ đem lại cho nền kinh tế thế giới thêm được 73 tỷUSD, so với mức 20 tỉ USD mà phần mềm lậu đem lại - sự chênh lệch là 53 tỉUSD. Mọi quốc gia trong nghiên cứu đều có mức lợi ích kinh tế từ việc sử dụngphần mềm có bản quyền cao hơn so với lợi ích kinh tế có được từ sử dụngphần mềm lậu. 

Nếu tính trên giá trị đồng tiền bỏra, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư của việc sử dụng phần mềm có bản quyền đạt mức caonhất ở những nước đang phát triển - bình quân đạt 437 USD giá trị GDP tăngthêm. Dù vậy, các quốc gia ở mọi mức thu nhập cũng đều được hưởng lợi từ mỗiUSD đầu tư thêm vào phần mềm có bản quyền: con số bình quân đối với những nướcthu nhập cao và những nước thu nhập trung bình tương ứng là 117 USD và 140 USD.

Ông Eduardo Rodriguez-Montemayor,nghiên cứu viên cao cấp của INSEAD eLab cho biết: “Những nghiên cứu trước đâyđã chỉ ra rằng, các dịch vụ giá trị gia tăng được thực hiện bằng những phần mềmcó bản quyền giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí và nâng cao năng suất. Báocáo này đã tiến thêm một bước trong việc khẳng định tác động của việc sử dụngphần mềm đối với nền kinh tế quốc dân. Kết quả của báo cáo cho thấy rõ phầnmềm bản quyền có lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế - cũng như phầnmềm bản quyền có tác động kinh tế lớn hơn so với phần mềm không có bảnquyền ở tất cả các nước có mặt trong nghiên cứu”.

Nguồn ICTnews