Rừng với vai trò chống lại sự biến đổi khí hậu

Khoa học - Ngày đăng : 09:12, 17/08/2011

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý, hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội...

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặcsinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phụchồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý, hoặc đến hoạtđộng của các hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của conngười (Theo Công ước chung của Liên hiệp quốc về BĐKH).

Một số hiện tượng của sự BĐKH gồm: Hiện tượng hiệu ứng nhà kính, mưaaxít, thủng tầng ozon, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán, sa mạc hóa. Hiện tượng BĐKHthời gian qua đã và đang xảy ra gây ra nhiều hậu quả đối với nhiều quốc gia,vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ở Việt Nam,theo số liệu quan trắc, trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trungbình năm (TBN) đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây(1961-2000) cao hơn nhiệt độ TBN của 3 thập kỷ trước đó (1931 - 1960). Ở Khuvực Tây Nguyên, trong 30 năm qua (1980 - 2009) nhiệt độ TBN tăng lên khoảng từ0,5 - 0,7oC. Theo dự báo, đến năm 2050, nhiệt độ TBN có thể tăng lên 2oC và đếnnăm 2100 sẽ tăng lên 3oC. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển trung bình đãtăng lên khoảng 20cm.

Rừng có vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu do ảnhhưởng của nó đến chu trình carbon toàn cầu. Là bể chứa carbon, nó có vai tròđặc biệt quan trọng trong việc cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển. Rừng traođổi carbon với môi trường không khí thông qua quá trình quang hợp và hô hấp.Rừng ảnh hưởng đến lượng khí nhà kính qua 4 con đường: carbon dự trữ trong sinhkhối và đất, carbon trong các sản phẩm gỗ, chất đốt sử dụng thay thế nguyênliệu hóa thạch (IPCC, 2000). Thông qua quá trình quang hợp của cây xanh, hàngnăm có khoảng một trăm tỉ tấn CO2 được cố định và một lượng tương tự thải rakhí quyển do quá trình hô hấp của sinh vật. Trong rừng tự nhiên, carbon nằmtrong 6 bể chứa, chủ yếu trong đất rừng, chiếm 60 - 80%, cây trên mặt đất (15 -30%), rễ cây (4 - 8%), cây ngã, vật rơi rụng (1%), cây bụi thảm tươi (0,6%),thảm mục (0,4%).



Rừng nguyênsinh ở thác 725 (Tuy Đức). Ảnh:Ngọc Tâm


Về năng lực hấp thụ CO2, một nghiên cứu ở rừng tự nhiên lá rộng thườngxanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông cho thấy lượng CO2 tích lũy hàng năm từ1,73 - 5,18 tấn/ha/năm đối với các trạng thái rừng thường xanh. Giá trị quy đổithành tiền từ năng lực hấp thụ CO2 khoảng từ 300-900 nghìn đồng/ha/năm tùy theotrạng thái và giá trị vốn rừng (theo Bảo Huy, Phạm Tuấn Anh, 2007).

Việt Nam,với hơn 2/3 là đất đồi núi chủ yếu phù hợp với sản xuất lâm nghiệp. Do ảnhhưởng của chiến tranh, sức ép của phát triển kinh tế, dân số tăng nhanh nên nạnkhai thác, chặt phá rừng diễn ra nghiêm trọng trong nhiều thập kỷ qua làm diệntích rừng tự nhiên giảm dần từ 14,3 triệu ha năm 1945 còn 8,2525 triệu ha năm1995. Theo ước tính sơ bộ, cuối năm 2010 diện tích rừng toàn quốc đạt khoảng13.390.000 ha với độ che phủ ước đạt 39,5%, chưa đạt mục tiêu đặt ra theo Quyếtđịnh số 79/QĐ-TTg, ngày 31-5-2007 Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đadạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đadạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học là “độ che phủ rừngphải đạt tới 42 - 43%”. Trong nhiều năm qua, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốctế, đã thực hiện nhiều chương trình, dự án trồng, phục hồi và bảo tồn rừng. Dùhiện nay, diện tích và độ che phủ rừng đang tăng dần, nhưng chủ yếu là rừngtrồng, còn diện tích rừng tự nhiên có đa dạng sinh học cao vẫn bị xâm phạm vàđã giảm mạnh.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng sẽlà một biện pháp bảo vệ khí hậu trái đất hiệu quả và tương đối rẻ tiền hơn sovới các giải pháp khác. Từ đó khái niệm và chương trình REDD đã ra đời(Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation - “Giảm thiểu khíphát thải từ suy thoái và mất rừng”. Đây là sáng kiến được đưa ra tại Hội nghịlần thứ 11 (COP11) các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biếnđổi khí hậu (UNFCCC) được tổ chức tại thành phố Montreal, Canadanăm 2005. Đến Hội nghị lần thứ 13 (COP13) vềthay đổi khí hậu (Climate Change 2 Conference) diễn ra tại Bali,Indonesia ngày 15-12-2007, dưới sự chủ tọa của Liên Hiệp Quốc, 187 quốc giathành viên trên thế giới đã ký một thỏa hiệp gọi là “Thỏa hiệp Bali”, trong đócó đề xuất lộ trình xây dựng và đưa REDD trở thành một cơ chế chính thức thuộchệ thống các biện pháp hạn chế BĐKH trong tương lai, đặc biệt là sau khi giaiđoạn cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012. Saunhiều năm bàn thảo, lần đầu tiên, tại hội nghị này các nước đã nêu lên chươngtrình giúp đỡ việc hạn chế sự phá hủy vùng rừng nhiệt đới trên thế giới để giảmthiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, vì đây là nơi sẽ phát thải hơn 20%lượng phát thải mỗi năm. Hội nghị cũng đã kêu gọi các bên tiếp tục nghiên cứu,thử nghiệm REDD và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở để Hội nghị lần thứ15 (COP15) xem xét, quyết định (đã được tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch ngày7-12-2009 - Dù còn nhiều bất đồng về mức giảm phát thải và cơ chế kiểm soátquốc tế việc thực thi này của một số nước “Top đầu” về mức phát thải, mức đónggóp và cơ chế quản lí tài chính… song REDD vẫn được nhiều nước quan tâm, vì đólà phương cách rẻ nhất để cứu được các cánh rừng nhiệt đới. Theo đó, các nướcphát triển sẽ đáp ứng một số mục tiêu giảm phát thải của nước họ bằng cách muacác tín chỉ carbon của các nước đang phát triển từ những cánh rừng hấp thu CO2.Từ đó đến nay, một số dự án REDD đang được thực hiện ở châu Á nhằm mục đíchchính thức đưa chương trình này vào nội dung tiếp theo của Nghị định thư Kyoto bắt đầu từ năm2013.

Để thử nghiệm và thể chế hóa thực hiện REDD, cùng với Bolivia, Campuchia,Cộng hòa dân chủ Công gô, Indonesia, Panama, Papua New Guinea, Paraguay,Phillipin, Salomon, Tanzania và Zambia, Việt Nam là quốc gia đã được Chươngtrình REDD của Liên hiệp quốc (UN-REDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng và thựchiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD từ năm 2009. Với sự cam kết hỗ trợcủa Chính phủ Na Uy 4,5 triệu đô la cho dự án kéo dài 20 tháng tại hai địa bànthí điểm là huyện Lâm Hà và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hàng chục tuyên truyềnviên, trong đó có nhiều tuyên truyền viên là người địa phương đã đến từng hộdân để thông tin về chương trình UN-REDD, nhằm nâng cao nhận thức của người dânvề những tác hại của việc chặt phá rừng đối với sự biến đổi khí hậu cũng nhưnhững lợi ích của việc giữ rừng. Người dân nơi đây đã nhiệt tình ủng hộ chươngtrình và cam kết sẽ tham gia giữ rừng khi cơ chế REDD chính thức được triểnkhai.

Hy vọng với sự hỗ trợ về tài chính của chính phủ các nước, các tổ chứcquốc tế, Việt Nam sẽ thực hiện thành công chương trình REDD, góp phần tích cựcvào việc đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa nghề rừng và nâng cao hiệu quả củacông tác giao đất giao rừng và quản lý bảo vệ rừng. Góp phần nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là những người nghèo ở miền núi,người đồng bào dân tộc thiểu số, các chủ rừng - đối tượng sống phụ thuộc vàorừng.

Lê HuyTuấn