Xung quanh câu chuyện giải tỏa, đền bù, tái định cư ở Dự án Thủy điện Đồng Nai 3: Người dân đang khổ trăm bề

Trật tự - Ngày đăng : 15:11, 14/08/2013

Mặc dù Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 đã xây dựng xong và phát điện từ khá lâu, nhưng những hệ lụy mà nó để lại đối với người dân xã Đắk P’lao (Đắk Glong) vẫn còn đó. Tuy đã phải hi sinh, rời bon làng vì dòng điện để đến nơi ở mới, nhưng cuộc sống của người dân ở khu tái định cư lại đang lâm vào cảnh hết sức khó khăn...

Mặc dù Nhà máy Thủy điện Đồng Nai 3 đã xây dựng xong và phátđiện từ khá lâu, nhưng những hệ lụy mà nó để lại đối với người dân xã Đắk P’lao(Đắk Glong) vẫn còn đó. Tuy đã phải hi sinh, rời bon làng vì dòng điện để đếnnơi ở mới, nhưng cuộc sống của người dân ở khu tái định cư lại đang lâm vàocảnh hết sức khó khăn.



Mộtgóc khu tái định cư xã Đắk Plao


Thiếu thốn mọi mặt ở khu tái định cư

Đến khu tái định cư xãĐắk P’lao (mới) những ngày này, nhà nào cũng còn đậm màu sơn, xe máy chạy đầyđường, chẳng khác gì một thị trấn vùng cao sầm uất. Thế nhưng, phía sau sự ngănnắp, mới mẻ của bê tông, sắt thép là một câu chuyện dài về những lo toan chậtvật, kế mưu sinh mà chỉ có những người sống ở đây mới thấu hiểu.

Anh K’Bảy, Trưởng thôn1 chỉ tay vào mấy căn nhà mới ở gần con đường chính có khá nhiều phụ nữ và trẻem ngồi trước hiên nói: “Đất sản xuất không có, bà con ra nơi ở mới đành ngồichơi vậy đó”. Đợi đến giữa trưa, chị H’Jông mới thấy chồng (anh Nguyễn ThànhĐạt) đem mấy bịch măng rừng về.

Hỏi chuyện sao khôngtranh thủ những ngày nắng hiếm hoi của mùa mưa vào dọn rẫy, chị H’Jông nói: “Ratái định cư ở gần 3 năm rồi mà nhà tôi vẫn chưa được cấp đất sản xuất. Lúctrước, ở bon cũ, nhà còn có 3 sào đất trồng lúa, 7 sào cà phê, nhưng giờ thủyđiện đã thu hồi hết rồi. Không còn đất sản xuất, ra đây lại chẳng được cấp đấtmới nên hàng ngày gia đình phải vào rừng kiếm gì ăn thôi”. Để rõ hơn, anh Đạtphân trần: “Thú thật, cả nhà mấy miệng ăn, được thủy điện đền bù hơn 300 triệuđồng. Khi mới ra đây, gia đình đã sắm thêm ít đồ dùng và còn lại chỉ để muathức ăn. Nhìn số tiền to, nhưng nhiều miệng ăn nên “núi lở”, giờ chẳng còn gìcả. Tôi chỉ nói đến chuyện mua nước uống thôi, có lúc mùa khô, mỗi mét khối giálên tới 60.000 đồng”.

Trong căn nhà được cơinới khá rộng so với quy cách của nhà tái định cư thủy điện, chị H’Binh vừa hútthuốc, vừa nói: “Nhà có 5 người, tôi bỏ thêm tiền đền bù làm cho rộng hơn. Sốtiền còn lại rồi mua đồ, đào giếng, xây bể vì ở đây cái gì cũng thiếu cả. Chỉriêng tiền mua nước ăn khi mùa khô đến, gia đình đã khổ rồi. Theo thông báo,khi ra tái định cư, ngoài được cấp nhà ở, tôi may mắn còn được cấp đất canhtác, nhưng mấy năm qua, đất cấp chỉ trên giấy.

Nhiều lần, tôi địnhlên xã trả lại giấy bốc thăm đất rẫy, vì cứ mỗi lần ra rẫy mới làm lại gặptranh chấp với người khác. Đất sản xuất không có nên đến giờ, gia đình tôi cũngcứ nghèo như một số gia đình gần đây. Đây này, chồng tôi vừa ra huyện kiện vềchuyện đền bù mà trong túi chỉ còn 50.000 đồng để mua gạo về nấu bữa trưa. Nhớbon làng, tiếc rẫy cũ vẫn chưa ngập nước, nhưng giờ ở xa, gia đình đâu vào làmđược”.

Trưởng thôn K’Bảy cũngthừa nhận: “Do nhiều năm qua, bà con trong thôn không được cấp đất sản xuất nênphần lớn đã “ăn” hết tiền đền bù rồi. Cả thôn 1 ở khu tái định cư B có 148 hộ,trong đó 99 hộ đủ điều kiện cấp đất sản xuất, nhưng hiện chỉ có hơn 10 hộ làmđược. Ngay đến gia đình tôi giờ lên rẫy mới làm vẫn bị tranh chấp với ngườikhác. Có đất canh tác cũng như không đã khiến nhiều gia đình tù túng và bứcbách lắm”.

Được biết, trước đógần 2 tháng, 89 hộ dân ở thôn 1 đã bốc thăm đất để sản xuất trên địa bàn xãQuảng Khê, nhưng đó chỉ là trên giấy tờ vì thực tế những diện tích này đã bịnhững người khác chiếm và sản xuất từ lâu. Biết đất sản xuất ở đó, nhưng vìtranh chấp, yếu thế nên bà con cũng đành bất lực. Bà con cũng đã nhiều lần phảnánh lên chính quyền các cấp, nhưng mãi vẫn “bặt vô âm tín”.

Nói về đời sống của bàcon từ ngày rời bon làng ra khu tái định cư, ông Nguyễn Ngọc Thoại, Chủ tịchUBND xã Đắk P’lao nhận xét: “Nơi ở thì ổn, duy chỉ có những thứ quan trọng nhấtlà đất sản xuất và nước sinh hoạt là vẫn còn khó khăn. Ra khu tái định cư xãĐắk P’lao, địa phương có 577 hộ, trong đó 530 hộ đủ điều kiện cấp đất sản xuất.Nhưng đến nay, xã mới nhận được hơn 250 ha đất đủ điều kiện sản xuất nôngnghiệp để cấp cho dân. Như vậy, có đến hơn một nửa số hộ đã ra tái định cưnhưng chưa có đất sản xuất. Cũng vì lấy lí do chưa có đất sản xuất mà đến giờ,xã vẫn còn 22 hộ không chịu nhận nhà tái định cư và vẫn bám trụ trong rẫy cũ.Thực tế, bà con ở đây còn thiếu thốn về nguồn nước sinh hoạt nữa. Cả khu táiđịnh cư được đầu tư 5 công trình cấp nước (trong đó có 2 công trình của huyện),nhưng đã có 2 công trình bị hư. Công trình cấp nước ngưng hoạt động lại nằm ởkhu vực trung tâm xã đã kéo khoảng 300 hộ bị ảnh hưởng… Thiếu đất sản xuất,thiếu nước sinh hoạt, mấy năm qua, dân kêu suốt, nhưng xã đành chịu. Xã chỉkiến nghị huyện, đợi huyện làm việc với chủ đầu tư, ngành chức năng”.



Mặcdù ở gần công trình cấp nước tập trung, nhưng người dân vẫn phải sắm thêm bồnđể tích trữ nước vào mùa mưa


Do chính quyền, chủ đầu tư chậm trễ và tắc trách

Ông Nguyễn Ngọc Thoạicho biết thêm: “Cũng vì phần lớn người dân tái định cư không có đất sản xuất từnhiều năm qua nên nhiều gia đình đã tiêu xài hết số tiền đền bù. Bức xúc, bàcon không ít lần kéo lên Ban quản lý Dự án Thủy điện 6 đòi đất, đòi tiền đềnbù… nhưng lần nào cũng nhận được những lời hứa suông cho qua chuyện”.

Theo ông Phạm ĐặngQuang, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong thì theo phương án được duyệt, Banquản lý Dự án Thủy điện 6 vẫn còn nợ dân 18 tỷ đồng tiền đền bù. Nếu tính thêmphương án chưa được duyệt thì khu vực này còn tới 400 ha đất trên cốt ngập lànương rẫy của dân giờ bỏ hoang vì cách xa nơi ở mới, 100 ha đất chìm dưới lònghồ chưa được kiểm kê đền bù và 300 ha đất sản xuất chưa được chủ đầu tư trả chodân, ấy là chưa kể tới hoa màu trên diện tích đất bị ngập. Tính theo giá đấtcủa tỉnh thì chủ đầu tư phải đền bù cho người dân trên 100 tỷ đồng nữa mới giảiquyết xong được…

Qua tìm hiểu, từ câuchuyện chủ đầu tư chậm trả tiền đền bù, chậm cấp đất sản xuất cho dân, hay kêkhai thiếu sót khiến đất đã chìm dưới lòng hồ mà dân vẫn chưa nhận được tiền…còn có một phần trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, khi trả lờichúng tôi về những ảnh hưởng của thủy điện đến người dân, ông Quang lại nói:“Cuộc sống của nhiều người dân giờ đã dần ổn định. Cái ổn ở đây là chỗ ở, nguồnnước sinh hoạt cũng không đến nỗi nào (?). Nước sinh hoạt thì huyện đã đầu tư2,3 tỷ đồng làm giếng khoan, rồi dân đầu tư khoan khoảng 30 giếng nữa. Riêngđất đã cấp cho người dân ở thôn 1, vướng tranh chấp thì huyện chỉ nắm có khoảng20 hộ. Huyện chưa tìm ra được ai tranh chấp cụ thể đất đã cấp cho bà con xã ĐắkP’lao cả, nên chưa xử lý được. Đối với phần đất dốc, không đủ điều kiện sảnxuất (khoảng 2.300 ha) đã được đại diện chủ đầu tư (Ban quản lý Dự án Thủy điện6) quy hoạch thì huyện giao cho 48 nhóm hộ trong xã triển khai trồng rừng sảnxuất, tăng nguồn thu sau này…”.

Có thể khẳng định, nếuđúng như địa phương nói, những việc “ổn” này đã giúp đời sống người dân táiđịnh cư tốt hơn nơi ở cũ khá nhiều. Như vậy, mặc dù khu định cư Đắk P’lao chỉcách trung tâm huyện chưa đầy 20 km, nhưng nhiều vấn đề liên quan đến đời sốngsinh hoạt, đất sản xuất của người dân thì chính quyền huyện còn nắm rất lơ mơ.

Ngược với nhận địnhtrên, ngay trong văn bản UBND huyện Đắk Glong gửi Bộ Công thương, Ban Chỉ đạoTây Nguyên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào ngày 5/7 thì huyện lại chorằng, cuộc sống của đại bộ phận người dân ở khu tái định cư kém xa nơi ở cũ,tiềm ẩn mất ổn định xã hội, địa phương đã nghèo lại càng khó khăn hơn. Huyệnchỉ ra, ngoài 100 ha đất canh tác của dân chưa được kiểm kê đền bù đã bị ngậpsâu, nhiều diện tích đất chưa bị ngập cần được đền bù, đất sản xuất chưa có…thì ở khu tái định cư xã Đắk P’lao còn hơn 60% số hộ thiếu nước sinh hoạt, đặcbiệt vào mùa khô càng trầm trọng hơn. Đây là những vấn đề địa phương mong đượcđơn vị có trách nhiệm nhanh chóng khắc phục (?)

Trao đổi về hướng khắcphục những vấn đề do thủy điện gây ra, ông Quang nêu dẫn chứng: “Huyện đã kiếnnghị rất nhiều lần, nhưng việc xử lý, giải quyết vướng mắc, tồn tại liên quanđến Thủy điện Đồng Nai 3 được chủ đầu tư xử lý rất chậm. Mới đây, vào ngày 6/8,huyện, tỉnh và Ban quản lý Dự án Thủy điện 6 đã có buổi làm việc liên quan đếnnhững tồn tại của dự án Thủy điện Đồng Nai 3 thì đại diện chủ đầu tư nói đếnngày 10/8 sẽ cấp một phần tiền đền bù cho người dân. Đồng thời, việc kiểm kê,rà soát lại những phần đất chưa được đền bù cũng sẽ được thực hiện sớm”.

Để tìm hiểu rõ hơn vềnhững động thái xử lý của đại diện chủ đầu tư, ngày 11/8, chúng tôi đã cố gắngliên lạc theo số điện thoại của các lãnh đạo Ban quản lý Dự án Thủy điện 6,nhưng không được. Còn khi hỏi địa phương có thông tin về chuyện bà con nhậnđược tiền đền bù hay chưa, ông Nguyễn Ngọc Thoại, Chủ tịch UBND xã Đắk P’laothông báo: “Xã cũng vừa biết thông tin, bà con mới nhận được thêm một phần tiềnđền bù diện tích đất mồ mả. Còn nhiều hay ít thì xã cũng không nắm rõ vì chuyệnđền bù, hay cấp đất sản xuất thường địa phương ít khi được đại diện chủ đầu tưthông báo cụ thể. Còn việc kiểm kê, rà soát lại những diện tích đất chưa đền bùcho dân vẫn chưa có động tĩnh gì”.

Có thể nói, với cáchlàm hời hợt, thiếu chặt chẽ và tắc trách giữa chủ đầu tư, địa phương, nhất làcác đơn vị có trách nhiệm không quan tâm sâu sát đến đời sống của bà con, vôhình trung đã và đang đẩy hàng trăm gia đình ở khu tái định cư xã Đắk P’lao rơivào cảnh khốn khổ. Một khi mà câu chuyện nước sinh hoạt, đất sản xuất, tìnhtrạng nợ tiền đền bù chưa được địa phương, chủ đầu tư phối hợp giải quyết dứtđiểm thì có lẽ đời sống của nhiều hộ dân từng hy sinh nhiều cho dòng điện vẫnchịu cảnh khổ cực dài dài vì... công trình thủy điện.

CôngTính-Nguyễn Hải